Bữa Ăn Thiên Ðàng Và Hỏa Ngục

05:34 |
   Một ký giả kia được phép xuống hỏa ngục và lên thiên đàng để làm một bản phóng sự về đời sống của nhân dân tại đó.

    Sau một cuộc hành trình gay go, ký giả trên lọt được vào địa ngục đúng vào giờ ăn. Nhìn vào bàn ăn, anh ta không khỏi lấy làm lạ khi thấy trưng bày toàn sơn hào hải vị đang bốc khói hương ngào ngạt làm anh ta không khỏi nuốt nước bọt.

    Nhưng lúc các kiều dân địa ngục tiến vào phòng ăn, chàng ta lại càng ngạc nhiên hơn khi thấy họ ốm o gầy mòn, chỉ còn da bọc xương, vài người đi không muốn nổi. Sự kinh ngạc tan biến khi chàng phóng viên chứng kiến cảnh họ dùng bữa. Vì muỗng nĩa rất dài buộc dính vào đôi tay không cho phép họ đưa thức ăn vào miệng, nên dù họ có cố gắng thế nào đi nữa, thức ăn chỉ đổ tháo ra đầy bàn hay rơi tung tóe xuống mặt đất. Tệ hại hơn là cảnh họ tranh giành nhau: vài người dùng muỗng nĩa để thay vì đưa thức ăn vào miệng, lại biến chúng thành những khí giới đập đánh nhau. Thật là một bãi chiến trường. Khi chuông báo giờ ăn đã mãn, họ buồn phiền rời phòng ăn, dạ dày vẫn trống rỗng.

    Quá sợ hãi, chàng ký giả lập tức từ giã địa ngục để tiếp tục lên phóng sự trên thiên đàng. Ðến nơi cũng đúng vào giờ cơm. Bàn ăn cũng trưng bày những thức ăn ngon miệng. Quan sát nhân dân, chàng ta thấy ai nấy đều phương phi, khỏe mạnh, tuy đôi tay họ cũng được gắn chặt những muỗng nĩa rất dài. Có khác là thay vì họ cố gắng đưa thức ăn vào miệng mình, họ lại dùng muỗng nĩa để đút thức ăn cho nhau. Phòng ăn vang lên những giọng nói cười vui, thỏa mãn.

    Kết thúc bài phóng sự tường trình về những điều mắt thấy tai nghe, chàng ký giả viết: Ích kỷ và vị tha là hai điểm khác biệt giữa địa ngục và thiên đàng.

    Kết thúc thời gian sáng thế, Thiên Chúa phán với hai ông bà nguyên tổ: "Hãy sinh sôi nảy nở và hãy nên đầy dẫy trên đất. Hãy làm bá chủ nó. Hãy trị trên cá biển và chim trời và mọi loài sinh vật nhung nhúc trên đất. Này Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ lá sinh hạt giống có trên mặt đất, và mọi thứ cây có quả sinh hạt giống, chúng sẽ làm thức ăn cho các ngươi".

    Với công trình sáng tạo và lời chúc phúc trên, Thiên Chúa muốn biến mặt đất thành Vườn Ðịa Ðàng, nhưng con người đã chia mặt đất thành đông, tây, nam, bắc, thành những nước thống trị và những nước bị đô hộ, thành những quốc gia giàu và những nước nghèo. Ðó là chưa kể con người đã và đang biến Vườn Ðịa Ðàng thành địa ngục qua bao nhiêu cuộc chiến tranh lớn nhỏ mà xét cho cùng cũng chỉ vì tranh giành quyền lợi, tranh nhau miếng ăn, manh áo. Thật vậy, ích kỷ và vị tha là hai điểm khác biệt giữa địa ngục và thiên đàng.


Read more…

NỮ TU FAUSTINA NHẬN 2 LỜI HỨA TRỌNG ĐẠI:

07:52 |

*Chúa gọi Sơ Faustina là Thư ký và Tông đồ của Lòng Thương xót Chúa.
Nhiệm vụ của Sơ gồm thực hành cách anh hùng lòng Thương xót về những điều Sơ viết. Nhiều lần Sơ đã chia sẻ Cuộc Khổ Nạn của Chúa, có lần, bị các dấu đinh vô hình.
Thánh Faustina  đối tượng của lòng căm thù của satan, chúng ghét Sơ thậm tệ. Một ngày kianó nói với  "một ngàn linh hồn làm chúng tao tổn hại ít hơn ngươi, khi ngươi nói về lòng thương xót tuyệt vời của Đấng Toàn Năng. Những kẻ tội lỗi lớn nhất đã lấy lại sự tin tưởng, trở về với Thiên Chúa và chúng tao mất đi tất cả mọi thứ "(ibid, trang 426).
*Ngày 24 tháng 8, năm 1938, bệnh ho lao của Sơ Faustina đã trở thành nghiêm trọng. Vì bệnh này, Sơ đã phải điều trị ở trong và ngoài bệnh viện  trong hai năm.  
Ngày 05 tháng 10 năm 1938, Sơ Thánh Faustina đã nói với Sơ có trách nhiệm trong Dòng rằng: "Chúa Giêsu sẽ đến đưa tôi đi vào ngày hôm nay".
Lúc 10g45 tốiSơ Faustina ngước mắt nhìn lên Trời, và đi vào nơi An nghỉ muôn đời.
Sơ được chôn cất tại nghĩa trang tu viện tỉnh Cracow. Tu viện này ngày nay đã trở thành Trung tâm truyền bá Sùng kính Lòng Thương Xót Chúa tại nước Ba Lan.  
Năm 1993, Nữ tu Faustina được  Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 phong chân phước vào Chúa Nhật 18 tháng 4, 1993.

Sơ thánh Faustina đã báo trước chiến tranh thế giới thứ II sẽ đến nước Ba Lan không lâu sau cái chết của . Các cuộc đàn áp của cuộc chiến này đã buộc nhiều người Ba Lan di cư ra khỏiNước. Họ đã đem theo lòng sùng kính Lòng Thương xót Chúa đi theo họ.

Năm 1939, Linh mục Joseph Jarzebowski, Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm, đã bỏ trốn đến Lithuania sau khi Ba Lan sụp đổ vào năm 1939. Ở đó, cha Joseph đã gặp hai linh mục là cựu học sinh củacha Sopocko. Hai cha nói với cha Joseph về lòng sùng kính Chúa Thương xót.
Khi quân đội Liên Xô tiến vào Lithuania, Cha Joseph bắt đầu cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa bảo vệ. Cha đã đến Vilnius, và gặp Cha Sopocko. Cha Sopocko đã cho cha Joseph bản thảo về Lòng Thương Xót Chúa.  
Cha Joseph hứa rằng nếu ngài đi đến được Hoa Kỳ bình anngài sẽ phổ biến Tôn sùng Lòng Thương xót Chúa ở đó.
Năm 1941, Sau khi đến Hoa kỳ bình an vào tháng Năm năm 1941, cha Joseph đã giữ lời hứa.
Là công cụ hữu hiệu của Đức MẹCha thành lập Hội Tông đồ Lòng Thương xót Chúa. Các Linh mục Hội này đã và đang là phương tiện chủ yếu phổ biến lòng sùng kính này lan tràn trên toàn thế giới.  
Năm 1950 họ đã in ảnh cầu nguyện cùng Lòng Thương xót Chúa  trong 60 ngôn ngữ và tiếng địa phương khác nhau.
Mọi việc diễn ra dường như rất tốt. Nhưng Sơ Faustina đã thấy trước  ​​trong một thị kiến rằng công việc Lòng Thương xót Chúa sẽ có vẻ hoàn toàn
chấm dứt và sẽ bị ngưng trong một thời gian. Sau đó, Thiên Chúa sẽ hành động để làm nó sống lại. Lời tiên tri này đã được thực hiện từng chữ.

Vào năm 1959, Bộ Bí tích và Phượng tự Tòa Thánh cấm truyền bá lòng sùng kính Lòng Thương Xót Chúa đã mặc khải cho Sơ Faustina, dựa trên một bản dịch không chính xác nhật ký của .
Ảnh Lòng Thương xót Chúa đã bị gỡ xuống trong các nhà thờ, và linh mục ngừng rao giảng về Lòng Thương xót Chúa theo mạc khải này.

Tuy nhiên, Cha Sopocko và các Linh mục Hội Đức Mẹ vẫn được phép viết về Lòng Thương xót Chúa, nhưng chỉ giới hạn trên nền tảng Kinh Thánh và Thần Học.
Tổng Giám mục Cracow, cho phép các việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa tiếp tục trong Dòng Đức Mẹ Thương xót tại Ba lan.
Năm 1975, Cha Sopocko qua đời. Trước đó, cha đã viết nhiều cuốn sách về Lòng Thương Xót Chúa. Thật không may Cha không còn sống để nhìn thấy sự hồi sinh của nó. Cha qua đời ở tuổi85.
Năm 1978, Bộ Bí tích và Phượng tự, bây giờ có những bản gốc tài liệu về lòng Lòng Thương xót Chúa mà trước kia không biết đến, đã dỡ bỏ lệnh cấm năm 1959. Quyết định này đến qua sự can thiệp không chính thức của Đức Tổng Giám Mục của Cracow là Đức Hồng y Karol Wojtyla.
Năm 1978, Đức Hồng y Karol Wojtyla, lên ngôi Giáo hoàng, và là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2.
Năm 1980 Bộ Bí tích và Phượng tự chấp thuận cho Nước Ba lan được dùng bản "Thánh Lễ kính Lòng Thương xót Chúa".
Năm 1980, Sau khi Đức Hồng y Karol Wojtyla lên ngôi Giáo hoàng (16-10-1978), Thông điệp thứ 2 của Ngài ban hành có đầu đề là "Dives in Misericordia " trình bày về Thiên Chúa là" Đấng Giàu Lòng Thương Xót. "

HAI LỜI HỨA TRỌNG ĐẠI:

"Từ Ba Lan  sẽ khởi động tia lửa, nó sẽ bùng lên và đốt sáng toàn thế giới và chuẩn bị cho Chúa đến lần cuối cùng"
"Ta  muốn cứu thế giới. Hòa bình và hòa hợp sẽ thắng thế. Đó là mong muốn của Ta sẽ cai trị trên thế giới.. Ta sẽ cai trị như là một kết quả của Nhân từ, tình yêu,Thương xót, và được các linh hồn tuyển chọn đền bù".

Hai lời hứa của Thiên Chúa (dưới đây) là một sức mạnh lòng sùng kính cậy vào Lòng Thương xót Chúa, phát xuất từ mạc khải ở Ba Lan vào năm 1954, từ đó loan truyền ra trên toàn thế giới, và sẽ loan truyền hơn nữa khi Chị Faustina đã được Đức Gioan Phaolô II phong thánh, và các mạc khải Lòng Thương xót Chúa đã được Giáo hội chấp nhận.  
Trận đại hồng thủy và sau đó hình phạt tội lỗi của nhân loại đã được hoãn lại hai lần nhờ Lòng Thương Xót Chúa, qua sự cầu bầu của Mẹ Thiên Chúa, do các lời cầu nguyện và làm tuần 30 ngày. 
Sự tích lũy những tội lỗi lớn lao của nhân loại đã làm giảm sức mạnh của lời cầu nguyện của Hội Thánh, và đã không thể tiếp tục trì hoãn sự trừng phạt nhân loại.
Trong mạc khải của Chúa cho thánh nữ Margaret Mary Alacoque (1647-1690), Chúa kết thúc với những lời sau đây "... Ngày kết thúc của thế giới đang dần tiến tới", trong khi với Chị Faustina vào năm 1938, Ngài nói, "... Ngày Công thẳng đáng sợ của Ta đã gần kề", Phải chăng Thiên Chúa đã tiết lộ về thời chót trong thời đại chúng Ta, trong vòng 100 năm qua?
 

Ngày 2 tháng 8 năm 1979, Chúa dạy Sơ Faustina "Hãy nói cho thế giới về Lòng Thương Xót của Cha và tình yêu của Cha, Cha thổn thức ước mong tràn ra Lòng Thương Xót cho linh hồn loài người. Ô, chúng làm tổn thương Cha chừng nào, khi chúng từ chối Lòng Thương Xót Cha."
 

"Cha không thể trừng phạt ngay cả những kẻ tội lỗi cứng đầu nhất, nếu nó kêu gọi Lòng Thương xót Cha, ngay lập tức Cha tha thứ nhờ Lòng Thương xót không thể hiểu nổi và không thể ước lượng của Cha."
"Trái tim Cha thông cảm và yêu thương bị bốc cháy với niềm khao khát mãnh liệt cứu rỗi các linh hồn. Khi chúng quay về với Cha, Cha khó có thể kiềm chế niềm vui của Cha, và Cha vội vàng chạy ra để gặp chúng." (nhớ lại dụ ngôn Người Cha già đón đứa con phung phá trở về...)

"Trái tim Cha tìm thấy niềm vui trong sự tha thứ. Cha không còn lòng mong muốn nào lớn hơn, hoặc hạnh phúc hơn là có thể tha thứ."


Thiên Chúa đầy lòng thương xót chúng Ta và là Cha đã ban cho chúng ta một cơ hội để giảm hình phạt và đau khổ của nhân loại bằng cách rút ngắn Hai lời hứa của Thiên Chúa từ 90 ngày đến 30. Điều này khuyến khích tất cả các tín hữu, tu sĩ, và các linh mục thực hiện nhiệm vụ để lãnh những ân sủng nhờ hoàn thành Tuần Cầu khấn này.

Hai lời Chúa hứa:
Qua Chị Faustina, Chúa Giêsu chuyển Thông điệp này cho chúng ta:
Hai lời hứa của Thiên Chúa là lửa Tình yêu vô biên của Thiên Chúa, đang nổi lên từ đất Ba Lan, sẽ cháy lên trên toàn thế giới, và chuẩn bị loài người đón chờ lần đến cuối cùng của Chúa Kitô.
Chúng ta hãy chấp nhận quà tặng, 2 lời hứa của Thiên Chúa, với lòng tin tưởng, khiêm tốn và niềm vui.
 

Lời hứa 1- Mỗi Linh mục dâng Lễ Hi sinh cách xứng đáng trong 30 ngày liên tiếp, và đi Đàng Thánh giá hàng ngày, sẽ nhận được cho mình, và cho linh hồn khác nó chọn, bảo đảm Ơn Cứu rỗi đời đời.

Lời hứa 2- Cũng thế, người nào Rước lễ cách xứng đáng trong 30 ngày liền, và đọc 1 kinh Lạy Cha, 1 kinh Kính mừng chỉ cho lợi ích Giáo hội Công giáo, sẽ nhận cho mình, và cho một người khác nó chọn bảo đảm sự sống đời đời.  
"Mặc dù sự Thương khó cay đắng của Cha, rất nhiều linh hồn đã bị hư mất. Cha cung cấp cho nhân loại phương tiện hỗ trợ cuối cùng của Lòng Thương xót Cha. Nếu chúng không tận dụng lợi thế của Lòng Thương Xót Cha, chúng sẽ bị hư mất đời đời.
Cha cung cấp cho tất cả mọi người sự tha thứ hoàn toàn của Cha...
Các con là của Cha, Cha đã mua các con bằng giá máu của Cha...
Cha là Đấng dâng Mình trên Thánh giá cứu rỗi cho Cha Hằng hữu của Cha. "
Chị Faustina, được Chúa Giêsu ủy thác lời hứa của Thiên Chúa,
"Cha phó thác Nhân Danh Thiên Chúa, món quà của Chúa Cha của Cha, 2 lời hứa, nó sẽ kiếm cho dân Cha chọn Vương quốc Thiên đàng được Cha Cha ban cho Cha để cho những người sẽ tiếp nhận nó, tạ ơn sự toàn thiêu của Cha."

Thiên Chúa phải được đón nhận trong sự Rước lễ  cách xứng đáng nhất có thể, và luôn luôn trong tình trạng tâm hồn có ơn thánh.

Trước khi Rước Lễ, hãy cầu xin Chúa Giêsu, "Lạy Chúa, xin thanh tẩy linh hồn con sạch mọi gian ác, để xứng đáng với Ơn của Chúa, xin tắm con trong máu Thánh Chúa". 
Hãy biết ý định của bạn một cách rõ ràng, bằng cách nói, ví dụ, "Lạy Chúa là Thiên Chúa, con xin Chúa ban cho con theo lời húa ban ơn cứu độ cho linh hồn con, cũng như cho linh hồn con cầu nguyện." (...)
 

Dù thực tế ta được tùy ý chọn người thứ hai được cứu rỗi, nhưng tốt nhất, để tùy Thánh ý Chúa chọn cho, và cầu nguyện: "Lạy Cha, con cầu nguyện, nhưng tùy Cha  chọn linh hồn người thứ hai theo ý Cha. Xin thương ban ơn con cầu xin Cha. "
Lòng sùng kính này có thể lặp đi lặp lại vô thời hạn, trong suốt cuộc đời của một người.
Novena ba mươi ngày phải được 30 ngày liên tục. Nếu, nếu vì bất cứ lý do gì, bỏ mất một ngày, Novena phải bù một ngày.
Trong tiến trình tuần 30 này, satan, kẻ thù vĩnh cửu của sự cứu rỗi chúng ta, sẽ có  nhiều cách ngăn cản ta bỏ sự sùng kính có mục đích Cứu độ đời đời của chúng ta.
Nó sẽ cố gắng làm suy yếu ý chí của ta, gây ra lo lắng, ngay cả tạm thời hạn chế ý muốn chúng ta, gây nghi ngờ vào lời Chúa hứa nơi ta. Nó sẽ đặc biệt kích động cho ta giận dữ, thiếu kiên nhẫn, có ý nghĩ tiêu cực với người lân cận của ta.
Trong lúc cố gắng như vậy, phải mạnh mẽ xua đuổi nó: "Satan, hãy cút đi".
Nài xin Chúa Giêsu và Mẹ Maria ban cho sức mạnh để thắng vượt.

Lời kêu gọi: 
Lòng Thương Xót Chúa là mở cho tất cả mọi người. Chúa Giêsu nói với Thánh Faustina rằng:"Tội lỗi càng lớn, càng có quyền nơi Lòng Thương xót của Cha" (ibid, trang 292). Người cũng nói với Thánh Faustina, nơi để tìm Lòng Thương xót này:"Hãy nói cho các linh hồn nơi phải tìm sự an ủi, đó là trong các Tòa án của Lòng Thương xót Chúa "[nghĩa là Bí tích Hòa giải] (đã dẫn, trang 511512). Cuối cùng, chúng ta phải hưởng lợi từ thương xót của Thiên Chúa ngay bây giờ! Chúng ta không nên chờ đợi! Chúa Giêsu nói rằng lòng Thương xót của Ngài "là một dấu hiệu cho thời gian cuối cùng[bây giờ], Sau đó sẽ đến thời công bằng. Trong khi vẫn còn thời gian, hãy bảo họ [nhân loại] chạy đến cùng nguồn mạch của lòng thương xót Chúa. Hãy để chúng lợi dụng Máu và Nước chảy ra cho họ "(ibid, trang 333).
Chúng ta hãy để mình đắm chìm vào Lòng Thương Xót Chúa ngay bây giờ.

(MB, CMC Tuần Thánh 2012)
Read more…

Syria đang cận kề “Ngày tận thế” ?

08:01 |

Thứ tư, ngày 19 tháng 02 năm 2014
Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đã mô tả tình hình ở Syria là "thảm họa Ngày tận thế” với sự bi thảm tột độ của người dân nơi đây.
Cuộc chiến ở Syria đã khiến 134.000 người chết và 10 triệu người mất nhà cửa.
Tại phiên điều trần trước các nghị sĩ Mỹ ngày 12/02, ông Clapper nhắc lại rằng c
uộc chiến ở Syria đã cướp đi sinh mạng của hơn 134.000 người và biến gần 10 triệu người phải tha hương làm dân tị nạn. Theo ông Clapper, không có lý do gì để nghi ngờ độ chân thực của những tấm ảnh được bí mật đưa ra khỏi đất nước, trong đó chụp cảnh tra tấn tù nhân Syria. Ông gọi đó là những bức ảnh khủng khiếp và khó hình dung là có thể ngụy tạo.
Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng Syria đang cần một nỗ lực ngoại giao và quân sự quốc tế lớn nhằm vào mạng lưới khủng bố Al-Qaeda và chấm dứt ván bài địa chính trị chết chóc, khi số người thiệt mạng tại đây không ngừng tăng lên. Khi các cuộc thương thuyết Geneva đang tiếp tục, cuộc nội chiến tại Syria đang biến hóa thành một cuộc chiến trong cuộc chiến : Một là cuộc chiến của Tổng thống Syria Bashar al-Assad với phiến quân và một cuộc chiến giữa phiến quân với nhau.
Tuy nhiên, đứng trước những bế tắc của Syria, cộng đồng quốc tế vẫn đang còn nhóm họp để tìm giải pháp, nhưng cho đến nay, giải pháp hữu hiệu chưa nhìn thấy mà bất đồng ngày một chồng chất.
Theo đề nghị của Saudi Arabia, Đại hội đồng LHQ dự kiến sẽ mở phiên họp toàn thể vào ngày 20/02 tới để thảo luận về tình hình Syria, trong đó đặc biệt chú trọng tới vấn đề trợ giúp nhân đạo tại quốc gia Trung Đông này.
Trong đó, cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria cũng đang trở thành nguyên nhân của sự bất đồng mới tại Hội đồng Bảo an. Các nước phương Tây đã chuẩn bị một dự thảo nghị quyết mang theo những đe dọa trừng phạt, trước hết đối với nhà chức trách Syria, và đòi tạo khả năng vô điều kiện cho các tổ chức nhân đạo tiếp cận thành phố Homs cũng như những địa điểm bị bao vây khác. Trong tình hình này, Tổng thống Mỹ Obama đã lên tiếng nhắc lại về việc Mỹ có quyền sử dụng vũ lực quân sự vì lợi ích an ninh quốc gia. Giờ đây, theo ông Obama : "những đau khổ của nhân dân Syria đang mang lại mối đe dọa cho các đồng minh của Mỹ như Lebanon và Jordan”.

Các nước phương Tây cũng biểu hiện mối quan ngại về sự chậm trễ trong chương trình vận chuyển và hủy vũ khí hóa học của Syria. Tuy nhiên, các chuyên gia của sứ mệnh chung giữa Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) và Liên Hợp Quốc không ai vội vã quy kết trách nhiệm. Họ ghi nhận rằng, sự chậm trễ này có những nguyên nhân khách quan. Hạn cuối cùng hủy vũ khí hóa học Syria theo kế hoạch là ngày 30/06/2014. Vì vậy, còn sớm để nói về những thất bại lớn và nghiêm trọng của chương trình.
Read more…

Lần đầu tiên lượng tuyết rơi liên tục tại thành phố Gangneung (Hàn Quốc)

07:59 |

Thứ tư, ngày 19 tháng 02 năm 2014
Tỉnh Gangwon-do, phía bắc Hàn Quốc, hứng chịu đợt tuyết rơi liên tục suốt mấy ngày nay ở nhiều thành phố Gangneung, Donghae và Sokcho. Nhiều nơi tuyết rơi dày đến hơn 1,2 m, tạo thành những khối tuyết khổng lồ cao quá đầu người.

Nhiều trường học phải đóng cửa, giao thông đình trệ, cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Theo cơ quan khí tượng và thủy văn tỉnh Gangwon, tuyết sẽ rơi nhiều trong những ngày tới. Được biết riêng với Gangneung, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1990, lượng tuyết rơi nhiều đến như vậy được ghi nhận tại thành phố này.
Read more…

MẸ MARIA DỰ LỄ LẬP NHIỆM TÍCH THÁNH THỂ

07:51 |
30. 

Ngày Thứ Năm Thánh, trước khi mặt trời mọc, Chúa Giêsu gọi Mẹ Maria lại và nói:"Mẹ ạ, đây là giờ Con phải thi hành việc Cứu Chuộc thế gian.  Mẹ đã tình nguyện thưa lời Xin Vâng lúc Con Nhập Thể, Con muốn Mẹ cũng thưa lời Xin Vâng ấy lúc này khi Con chịu Tử Nạn.  Xin Mẹ bằng lòng cho Con đi chịu đau khổ và chịu chết cho loài người, và xin Mẹ Đồng Công với lễ hi sinh này để cứu rỗi họ."
Nghe những lời đó, Mẹ Maria cảm thấy tâm hồn dễ cảm của Mẹ vỡ ra dưới áp lực đau khổ mãnh liệt hơn hết Mẹ chưa từng chịu.  Rất sầu thảm, nhưng cũng rất tận tình, Mẹ lại sấp mình xuống trước mặt Chúa Giêsu, hôn chân Người mà nói:  "Con là Chúa và là Thiên Chúa tối cao, Mẹ là tôi tớ của Con, Mẹ xin tuân hợp thánh ý Cha hằng hữu và thánh ý Con, xin Con hãy đoái nhận lời xin của Mẹ kèm với hi sinh đớn đau của Mẹ."
Sau đó Mẹ Maria xin được tham dự Nhiệm tích Thánh Thể Chúa sắp lập.  Ngay từ đó, Mẹ đã dọn mình để hiệp lễ với một lòng khiêm nhượng và một tình yêu tôn kính rất sâu xa.
Tiếp đó, Chúa Giêsu ra lệnh cho các thiên thần phải mặc hình người túc trực hầu Mẹ và an ủi Mẹ khi Mẹ đau khổ.  Rồi Chúa lại thưa với Mẹ:  "Mẹ sẽ theo Con một quãng xa xa lên Giêrusalem cùng các phụ nữ đạo đức đồng hành, Mẹ sẽ nâng đỡ đức tin của họ trong lúc Con chịu Tử Nạn."  Sau đó, Chúa chúc lành cho Mẹ và chào từ biệt.  Niềm đau đớn xé nát Trái Tim hai Mẹ Con lúc ấy vượt trên tất cả những đau đớn mà loài người có thể tưởng nghĩ.  Liền đấy, Chúa Giêsu tạ từ Mẹ, và rời khỏi Bêtania, vào lúc trước giờ trưa một chút, có các Tông đồ đi theo. Đi được mấy bước Chúa ngước mắt lên trời, kêu lên:  "Lạy Cha hằng hữu, vì vâng thánh ý Cha và vì yêu mến Cha, Con sắp sửa chịu đau khổ và chịu chết cho loài người là hình ảnh Cha, để họ được nối lại tình thân nghĩa với Cha, và hết mọi thụ tạo đều tôn vinh danh thánh Cha." Mẹ Đồng Trinh Maria lúc đó cũng đã lên đường, cùng với những phụ nữ và an ủi nâng đỡ họ.
Lúc đến gần Giêrusalem, Chúa ủy thác cho thánh Phêrô và Thánh Gioan đi trước để chuẩn bị tiệc Chiên Vượt Qua.  Theo dấu hiệu Người chỉ trước, hai ông đã chu toàn sứ mệnh trong nhà một nhân vật rất giầu sang và tận tình với Chúa Giêsu.  Ông hoan hỉ dâng cho hai Tông đồ một ngôi nhà có phòng rộng lớn, trang hoàng lộng lẫy sẵn sàng, rất hợp cho việc tôn lập nhiệm tích Thánh Thể và những mầu nhiệm trọng đại sắp diễn ra.
Chúa Giêsu tới nơi được một lúc Mẹ Maria cũng đến.  Mẹ liền sấp mình xuống dưới chân Chúa, cầu phép lành và xin Chúa cho biết mình phải làm gì.  Theo lời Chúa, Mẹ và đoàn phụ nữ theo Mẹ rời sang một phòng bên cạnh, nơi đây, Mẹ tham dự được tất cả những việc xẩy ra trong đêm kỷ niệm ấy.
Chúa Giêsu vào căn phòng đã dành sẵn cho Chúa.  Người nói với các tông đồ rằng:  bữa ăn tối hôm nay sẽ chấm dứt những nghi lễ tượng trưng trong Luật Cũ, vì hôm nay thực tại được thể hiện.  Trong thâm tâm, Người cảm tạ Cha hằng hữu về thực tại đó, rồi vào dự bữa tiệc chiên Vượt Qua cuối cùng đời Người.
Cuối tiệc, Người cởi áo choàng ra, áo mà Mẹ Maria may cho Người mặc bên ngoài áo không có đường chỉ.  Người lấy một chiếc khăn vải thắt lưng, lấy nước đổ vào chậu, và rửa chân các các Tông đồ như Phúc Âm đã thuật lại.
Khi Phêrô từ chối không để Chúa rửa chân, Chúa Giêsu phải nghiêm nghị dùng đến lý mạnh:  "Nếu con không để Thầy rửa cho, con sẽ không được dự gì với Thầy!", nghĩa là không được dự vào nhiệm tích Thánh Thể và ơn Cứu Chuộc.  Với lời đe dọa đó, Chúa đã thiết lập nền tảng vững chắc cho đức tuân phục.  Khi nào không thấy rõ ràng bề trên lầm, vẫn phải nhắm mắt tuân phục, chứ không được tìm lý sự để không tuân.
Với Giuđa,  Chúa rất thương xót, không những xử với hắn y như với các tông đồ khác, mà còn  tỏ ra những bằng chứng yêu thương đặc biệt.  Người đến với hắn với một thái độ yêu thương, quì xuống rửa chân hắn, hôn lên và áp lên ngực một cách rất âu yếm.  Đồng thời, Người dội vào linh hồn hắn những ơn soi sáng và ân sủng thích hợp để hắn trở lại.  Nhưng tên khốn nạn đó ruồng rẫy tất cả, vì lẽ hắn đã giao ước với đảng Biệt phái để nộp Thầy mình cho họ, và vì ma quỉ đã chỗm chệ trong tâm hồn nham hiểm của hắn rồi.  Từ vực thẳm của lương tâm hắn, nổi lên một trận bão táp mạnh mẽ, cay đắng và căm hờn,  Hắn không dám nhìn lên mặt Chúa Giêsu nữa.
Sau khi đã làm xong những nghi thức chuẩn bị, Chúa Giêsu lại mặc áo choàng vào và lại ngồi vào bàn.  Trong lúc thánh Gioan dựa đầu lên ngực Chúa, Chúa đã dậy ông những điều tuyệt cao về Ngôi Vị rất thánh của Chúa và về Mẹ Maria. Chính lúc đó, Chúa đã trối Mẹ làm Mẹ ông. Ở trên Thánh Giá, Chúa chỉ công khai tuyên bố một việc đã quyết định trước rồi.  Cho nên Người mới nói:  "Mẹ của con đây!"  Tất cả các Tông đồ lúc ấy cũng đều lĩnh nhận được những ánh sáng mới về các mầu nhiệm trọng đại, những ánh sáng ấy chuẩn bị các ông kỹ càng hơn để rước lĩnh Thánh Thể.

Để lập nhiệm tích này, Chúa Giêsu đã cho dọn một chiếc bàn tương tự như những chiểc bàn ngày nay ta dùng.  Ông chủ nhà trải lên một tấm khăn rất quí, đặt thêm một chén lớn có hình nụ hoa. Đĩa và chén đắt giá ấy làm bằng một thứ đá quí giống như ngọc bích.  Về sau, các Tông đồ vẫn dùng để cử hành Thánh Lễ.
Khi tất cả đã sẵn sàng, Chúa Giêsu nói với các Tông đồ một bài dài đầy những ý thâm trầm kỳ diệu về Thần Tính Người, về Nhân Tính Người, về ơn Cứu Chuộc, cũng như về sự cao trọng, về chức vị tuyệt vời và đặc ân của Mẹ Maria.
Sau khi Chúa nói xong huấn từ rất cảm kích đó, các thiên thần đưa hai ông Hênóc và ông Elia đến, để hai vị tổ phụ của luật tự nhiên và luật thành văn ấy được tham dự vào nhiệm tích Thánh Thể.  Sau cùng, cả Ngôi Cha và Ngôi Thánh Thần xuất hiện với toàn thể triều đình thiên quốc.  Hết các Tông đồ đều cảm thấy sự xuất hiện này, nhưng chỉ có một vài vị nhìn thấy, đặc biệt là thánh Gioan.  Bộ Luật ân sủng và Giáo Hội Tân Ước đã được thành lập trong vẻ lộng lẫy cực kỳ huy hoàng ấy.
Lúc đó, Chúa Giêsu thầm nguyện trong tâm hồn một lời nguyện cầu cùng Cha hằng hữu xin cho loài người được cứu rỗi, và xin Cha chấp thuận cho Người lập các nhiệm tích, để ban cho mọi người những nhu cầu thiêng liêng.  Chỉ một mình Mẹ Maria là được biết lời nguyện này;  Mẹ hợp lòng với lời nguyện ấy với tư cách là Mẹ, là Đấng Đồng Công của Chúa Cứu Thế.  Tên quỉ Luxiphe vác mặt đến đó, với manh tâm là đem thói hiểm độc của hắn chống lại với những ân sủng sắp sửa được ban xuống đầy tràn.  Nhưng Đức Nữ Vương vũ trụ chiếu quyền Chúa Giêsu ban cho mình, ra lệnh cho con rồng dữ đó và chư hầu của nó phải nhào xuống hang hố hỏa ngục lập tức.  Chúng cứ phải ở đó cho đến lúc chúng được phép ra để dự khán cuộc Tử Nạn của Chúa.
Lúc đó, Chúa Giêsu xướng một ca vịnh khác tôn vinh Cha Người, và cảm tạ Cha Người vì đã ưng nhận lời Người cầu xin cho loài người.  Rồi Người cầm bánh đặt trong đĩa lên, ngước mắt nhìn trời, nhìn Cha hằng hữu và Thánh Linh, với một phong thái uy nghi đến nỗi các Tông đồ, các thiên thần và cả Mẹ Maria đều ngợp một niềm kính sợ mới.  Sau cùng, Chúa đọc lời hiến thánh hai hình bánh rượu.
Chúa vừa đọc xong, Cha hằng hữu đáp lời:  "Đây là Con chí ái Ta, Ta thỏa nguyện nơi Người, và Ta sẽ thỏa nguyện nơi Người cho đến tận thế.  Người sẽ ở lại với loài người suốt thời gian lưu đầy của họ nơi trần gian."  Chúa Thánh Linh cũng xác nhận lời hứa ấy.  Và Nhân Tính rất thánh của Chúa Giêsu cúi sâu trước Thần Tính hiện diện trong nhiệm tích.  Mẹ Maria khiêm nhượng sấp mình xuống, các thiên thần hầu cận Mẹ, cũng như tất cả những người khác:  Hênoc, Elia, các Tông đồ, đều thờ lạy Thánh Thể, chỉ trừ có tên Giuđa là kẻ không tin.  Chúa Giêsu lại dâng cao Mình cùng Máu đã hiến thánh của Người lên để mọi người tham dự Thánh Lễ đầu tiên ấy thờ lạy một lần nữa.
Sau khi dâng cao Thánh Thể, Chúa Giêsu bẻ lấy một phần, rồi tự mình rước lấy với tư cách là Linh Mục tối cao và đầu tiên, rồi với tư cách là Con Người, Người nhìn nhận mình ở dưới Thần Tính mà Người lĩnh nhận, Người hạ mình trước Thần Tính ấy.  Lúc đó, Linh Hồn vinh hiển của Người giãi sáng ra nơi Thân Xác Người một lúc như trên núi Tabôrê.  Nhưng chỉ có Mẹ Maria là nhận thấy như thế thôi.
Trong khi hiệp lễ, Chúa Giêsu đọc một bài ca tán tụng Cha hằng hữu, dâng mình cứu rỗi loài người.  Rồi Người bẻ một phần bánh thánh hiến, trao cho Đức Tổng Thần Gabrie, để Tổng Thần đem đến cho Mẹ Maria.  Mẹ đợi chờ, hai mắt đẫm lệ, khi Đức Tổng Thần đến với một đạo binh đông đảo thiên thần khác.  Mẹ chịu lấy Thánh Thể từ tay Đức Tổng Thần.  Mẹ là người thứ nhất hiệp lễ sau Chúa Giêsu.  Mô phỏng Chúa Giêsu, Mẹ hạ mình rất khiêm nhượng tạ ơn Chúa.  Thánh Thể được đặt vào Trái Tim Mẹ, như vào trong Nhà Tạm xứng đáng nhất của Thiên Chúa, và cứ còn nguyên vẹn mãi ở đó cho tới khi Mẹ hiệp lễ lần sau.
Sau khi Đức Nữ Vương các thánh đã lãnh nhận Thánh Thể rồi, Chúa Giêsu lại trao bánh thánh hiến cho các Tông đồ, truyền cho các ông chia nhau mà ăn.  Bằng lệnh truyền đó, Người đã lập chức linh mục.
Chỉ có một mình Giuđa khốn nạn, không những không tin, không yêu mến, mà còn oán giận, y vẫn cứ là tên bội phản bỉ ổi nhất.  Khi y nghe Chúa Giêsu ra lệnh cho các Tông đồ hiệp lễ, y có mamh tâm giữ bánh Thánh Thể lại, nếu có thể, và đem đến nộp cho các vị thượng tế, làm bằng chứng cho họ lên án Thầy mình vì đã quả quyết bánh đó là chính mình Người.  Nếu không thể xúc phạm được như thế, y nhất quyết tìm cách khác để mưu hại đến phép Thánh Thể.
Được một thị kiến rõ ràng, Mẹ Maria quan sát tất cả sự việc xảy ra.  Mẹ thấy rõ ý đồ gớm ghiếc của Giuđa.  Bừng cháy nhiệt tâm tôn kính Thiên Chúa, tôn kính Con Chí Thánh mình, trong nhiệm tích Thánh Thể, và thấy rõ ý Người muốn Mẹ dùng quyền làm Mẹ, làm Nữ Vương trong hoàn cảnh này, Mẹ truyền cho các thiên thần lấy lại bánh và rượu khỏi Giuđa và đặt vào phần còn lại trên bàn.  Các thiên thần vâng lệnh Mẹ.  Khi con người khốn nạn nhất loài người đó cả gan hiệp lễ, các thiên thần lấy hình bánh hình rượu từ miệng hắn ra, thanh tẩy sự tiếp xúc phạm thánh ấy, rồi đặt chúng với  các phần khác.  Việc ấy thực hiện trong vô hình, nên không ai nhìn thấy ngoài Chúa Giêsu và Mẹ Maria.  Thật là cho đến giây phút cuối cùng, Chúa Giêsu còn muốn bảo vệ thanh danh cho kẻ tử thù của Người!  Các Tông đồ hiệp lễ theo thứ tự trước sau tại chỗ mình.

Lời Mẹ nhắn nhủ:
Nhờ Thánh Thể, người Công giáo có Đấng Cứu Chuộc chí thánh ở giữa họ:  họ có thể thăm viếng và rước lĩnh.  Đã được Chúa rồi, họ không còn khát khao gì, không còn phải sợ hãi gì trong cuộc lưu đầy của họ ở đời này nữa.  Chúa đã lập nhiệm tích khôn tả này làm phương dược chữa lành bệnh tật họ, nâng đỡ họ khi yếu đuối, làm kho tàng cho họ khi khốn cùng, an ủi họ khi đau khổ, cho họ chiến thắng khi bị cám dỗ, và nên sự sống, nguồn vui và ơn cứu rỗi họ.  Thánh Thể là nguồn mạch muôn ơn của tín hữu, mà họ không chạy đến với Thánh Thể khi ngặt nghèo, đó là họ phạm một lỗi lầm lớn nhất.
Thế nên, ma quỉ ra sức làm họ lìa xa Thánh Thể.  Mặc dầu chúng bị cực khổ trước Thánh Thể, chúng cũng cứ vào các Nhà Thờ để xui giục người ta bất kính với Thánh Thể và phạm những tội khác nữa, vì chúng hiểu sự sỉ nhục người ta làm cho Chúa uy nghi ở đó là sỉ nhục rất nặng nề.
Nhưng những người đã được nuôi dưỡng bằng Bánh Thánh  này một cách vừa sốt sắng vừa thanh sạch, giữ mình mãi như thế từ lần hiệp lễ này đến lần hiệp lễ nọ, có năng lực chống lại ma quỉ mạnh mẽ biết bao!  Ở trên trời, họ sẽ nên rực rỡ sáng như mặt trời.  Ngoài ra, thân xác vinh quang của họ còn mang trên ngực những biểu chương rạng ngời nói lên rằng trái tim họ đã từng là nhà tạm xứng đáng chứa Thánh Thể.
Cần phải chuẩn bị hợp lẽ để hiệp lễ biết bao! Mẹ đã cẩn thận dọn mình chừng nào để rước Thánh Thể và cảm tạ Chúa vì ơn vô giá này.

 
Read more…

TỪ NÚI TABÔRÊ ĐẾN LỄ LÁ

07:49 |
29. 

Đã hơn hai năm rưỡi rồi, Chúa Giêsu thi hành sứ mạng của Người, bằng lời giảng dậy và bằng phép lạ.  Nay đã gần tới thời giờ Người phải nộp mình chịu chết và trở về với Cha Người.  Người quyết định cho các tông đồ được nhìn thấy Thân Xác Người biến hình vinh quang trước khi bị bọn đao phủ làm mất dạng, để niềm tin của các vị không bị lung lay khi thấy Thầy mình tử nạn.  Cuộc biến hình vinh quang này xảy ra tại núi Tabôrê, cách Nagiarét  hai dặm, y như Phúc Âm đã thuật lại.  Gương mặt Chúa giãi sáng như mặt trời, y phục Người trắng hơn tuyết, tỏa sáng rực rỡ.
Nhưng có một điều Phúc Âm không nói đến là:  lúc một vài thiên thần đi tìm ông Maisen và ông Êlia để làm chứng nhân cho cuộc hiển vinh đó, các thiên thần cũng đi rước Mẹ Maria  lên núi Tabôrê.  Chúa Giêsu yêu mến Mẹ Người lắm, không thể để Mẹ không được dự vào cuộc biến hình này, một cuộc biến hình không những xứng với vẻ cao trọng khôn tả của Mẹ, mà còn xứng với Mẹ đồng công vào cuộc Tử Nạn Cứu Chuộc của Chúa.  Mẹ vượt trên các chứng nhân của cuộc biến hình về cao trọng và công nghiệp, Mẹ cũng vượt cao trên họ về cách nhận thức mầu nhiệm này.  Không những Mẹ nhìn thấy Nhân Tính biến hình của Chúa Giêsu Kitô, mà Mẹ còn nhìn thấy cả Thần Tính của Người, trong suốt cuộc biến hình lạ lùng ấy nữa.  Mẹ nhìn mà không sợ hãi như các tông đồ, nhưng với một lòng thán phục bình thản và khoái thú. Khi ra khỏi cuộc chiêm ngắm này, Mẹ hoàn toàn bừng cháy tình yêu, hoàn toàn nên như Thiên Chúa, và Mẹ vẫn duy trì y nguyên hình ảnh sống động của quang cảnh đó suốt những ngày còn lại của Mẹ ở đời này.
Sau cuộc Chúa biến hình, Mẹ lại được rước về nhà Nagiarét.  Nơi đây, Chúa Giêsu đến gặp lại Mẹ ngay, nhưng Chúa ở lại nhà ít thời gian thôi, vì lễ Vượt Qua đã gần đến.  Trước khi từ biệt ngôi nhà đáng tôn kính này lần cuối cùng, Chúa cảm tạ Chúa Cha đã ban hữu thể nhân loại cho Người, và dâng lại cho Thiên Chúa để cứu rỗi loài người.  Người thưa lên:  "Con hân hoan sắp làm thỏa nguyện phép công bình của Cha, và hòa giải con cháu Adong với Cha.  Con sắp sửa đi dựng cờ Thánh Giá, để những ai yêu mến nhân đức sẽ chiến đấu dưới bóng cờ này."
Mẹ Maria nhìn thấy trong Linh Hồn Chúa Giêsu, như trong một tấm gương, tất cả tâm tình của Chúa, và đem hết tâm hồn hợp nhất với những tâm tình ấy.
Mẹ cũng nối tiếp thưa lên với Thiên Chúa rằng: "Lạy Thiên Chúa toàn năng, con cảm tạ Chúa vì ngay ở đời này, Chúa đã nâng con lên tới chức làm Mẹ của Con Chúa, đã ban tràn ngập cho con nhiều ân sủng khi con được cùng sống với Ngài, trong suốt 30 năm. Con sắp đi tham dự vào lễ hi sinh mạng sống của Ngài. Ước chi một mình con được chịu tất cả những đau khổ đang chờ đón Ngài." Dâng kinh nguyện ấy xong, Mẹ và Chúa cùng nói với nhau nhiều chuyện. Trong cuộc chuyện vãn này , đau khổ và hứng vui đã pha lẫn với những lời Mẹ than vãn rất thiết tha, vì Mẹ không thể ngăn cản được cuộc Tử Nạn của Chúa, và không được chết cùng với Chúa.
Mang đầy những tâm tình đó, Chúa và Mẹ rời Nagiarét để đi Giêrusalem. Hồi này, Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ lẫy lừng hơn nhữg phép lạ đã làm trước, khi đi qua xứ Giuđêa. Mẹ Maria đôi khi mới rời xa Chúa để làm một vài công việc đặc biệt, nhưng lúc đó lại có ông Gioan ở liền bên Mẹ, thấu hiểu được những mầu nhiệm cao cả giấu ẩn trong Trái Tim Mẹ.

Trong những ngày sau cùng của Chúa, noi gương Chúa, Mẹ ban nhiều ân huệ cho loài người: cải hóa các tội nhân, cho lành các bệnh nhân, cứu trợ những người  nghèo khó và đau khổ. Nhưng vì luôn bừng cháy một tình yêu cực lực đối với Con của Mẹ, nên Mẹ cảm thấy một nỗi đau buồn buốt nhói vì phải xa cách mặt Ngài, và một khát vọng nóng bỏng được gặp lại Chúa, đến nỗi khi Chúa chậm trở về với Mẹ hơn thường, Mẹ đã bị ngất xỉu.
Về phía Chúa Giêsu, Chúa cũng thỏa nguyện với những tâm tình của Mẹ,  nên Chúa không thể xa lìa Mẹ lâu được. Ngoài ra, trong linh hồn vô nhiễm mĩ lệ và rạng ngời của Mẹ, Chúa còn tìm được một xoa dịu rất quí báu cho những đau khổ Ngài chịu trong Thân Xác .

Xức dầu tại Betania:
Chính vào thời gian này, Chúa Giêsu phục sinh cho Lazarô tại Bêtania, nơi Chúa dừng lại sáu ngày trước lễ Vượt Qua. Trong bữa tiệc dọn đãi Chúa, Maria Madalena đã chứng tỏ lòng quảng đại tôn kính Ngài theo cách của bà sáng nghĩ. Bà tưới trên chân Chúa một thứ hương thơm cao giá rồi lấy tóc mà lau. Bà lại đập vỡ luôn cả chiếc bình bằng bạch ngọc đựng hương thơm ấy mà đổ hết những giọt cuối cùng trên đầu Đấng Thương Xót cứu chuộc bà, như bà đã làm khi mới trở lại.

Giuđa bần tiện, quyết hại Chúa Giêsu,
Mẹ Maria khuyên nhưng hắn cứng lòng:
Tên Giuđa tham lam lớn tiếng chỉ trích bà: "Làm gì mà phung phí thế kia? Khi Chúa biện hộ cho bà. Y chỉ trích luôn cả Chúa.  Lòng đầy hờn giận và căm phẫn, y quyết tâm tìm cách hại cả mạng Thầy chí thánh mình.  

Rất buồn khổ vì tội ác quái gở đó, Mẹ Maria, ngay trong đêm ấy, đã gọi tên tội lỗi khốn nạn đó, dùng những lời hết sức cảm động và vừa khóc vừa tỏ cho ý biết ý định ghê gớm của y, nài xin y hãy báo thù chính Mẹ, nếu y còn cố chấp gan lì trong mối hờn giận Chúa Giêsu.  Mẹ lại đem tặng y nhiều tặng vật mà Mẹ nhận được của Mađalêna biếu Mẹ, với chủ ý ấy.  Nhưng y không hề mềm lòng trước lòng nhân từ bao la của Mẹ, y sắt đá thêm ra, và thâm hiểm lặng im để chứng tỏ mối căm phẫn câm nín của y.  Chưa thất vọng, Mẹ đầy tình thương còn đi tìm gặp Chúa Giêsu, vừa sấp mình xuống dưới chân Chúa vừa chan hòa nước mắt, Mẹ đem hết tình cảm thương nói với Chúa, làm cho Chúa cảm nghiệm được một an ủi rõ ràng trong nỗi buồn chí tử mà ác tâm sâu sắc của Giuđa đã gây ra cho Chúa.

Sau đó, theo thói quen, Mẹ ở lại với Chúa trong phòng nguyện, bắt chước Chúa cầu xin.  Chúa sấp mình trước uy nhan Cha Người, và một lần nữa, với một tâm hồn nhẫn nhục tuyệt cao, chấp nhận chịu đau khổ và nhục nhã trong cuộc tử nạn để tôn vinh Cha Người và cứu rỗi nhân loại.  Mẹ Maria cũng khóc với Chúa và Mẹ hợp nhất với lễ hi sinh Người dâng.  Lễ dâng gấp đôi ấy rất đẹp lòng Cha hằng hữu...

Buổi sáng Chúa Nhật Lễ Lá, Chúa Giêsu lên đường về Giêrusalem, có rất đông thiên thần tháp tùng ca ngợi tình thương của Người đối với nhân loại.  Các thánh ký đã thuật lai cuộc đón tiếp tưng bừng mà  mọi người say sưa hoan hô Chúa. 
Tại Bêtania, nơi Mẹ lưu ngụ, Mẹ nhìn thấy tất cả quang cảnh tưng bừng ấy. Chúa Cha sai Đức Tổng Thần Micae đem tin đó xuống u ngục.  Tại đây, các thánh được thấy tất cả những gì diễn biến tại Giêrusalem, các Người hát lên nhiều ca vịnh mừng Chúa Cứu Chuộc chiến thắng tội lỗi, sự chết và hỏa ngục.  Ngoài ra, tất cả những người đã biết Chúa Giêsu bất cứ cách nào, không những ở Palestina, mà cả ở Aicập hay các nơi khác, đều được Thiên Chúa ban cho một ánh sáng, làm họ hân hoan và tăng thêm niềm tin và nhân đức của họ.  Chúa cũng không để cho ngày vui đó phải nhuốm mầu tối tăm cái chết:  không một ai chết trong ngày đó.   Trong thời gian này, ma quỉ bị xô xuống vực sâu hỏa ngục hết.

Quỷ lo sợ và hiện hình bảo Giuđa thôi ý định nộp Thầy, nhưng hắn không nghe:
Suốt trong hai ngày, chúng cuống lên vì xấu hổ và điên cuồng trong hỏa ngục.  Luxiphe tiết lộ cho lũ quỉ biết y sợ rằng con người khải hoàn dị thường vào Giêrusalem là Đấng  Cứu Thế.  Y nói:  nếu đúng thế đừng thúc giục bọn Do thái giết Người, như đã xui giục trước nữa, trái lại phải ngăn cản, vì cái chết của Người sẽ tiêu diệt nhà nước nó và cứu rỗi thế gian.  Sau quyết định đó, Satan đã hiện thành người đến bảo Giuđa thôi ý định tội lỗi của y, hắn tặng cho y tất cả vàng bạc y muốn.  Nhưng tên phản phúc bỉ ổi nhất đó, vì mất ân sủng rồi, nên cứ lì lợm với quyết định của y.   Hỏa ngục cũng thổi cho mấy ông biệt phái ý tưởng đừng giết Chúa Giêsu trước lễ Vượt Qua, với hi vọng ngăn cản được về sau.  Quỉ lại mớm cho phu nhân của trấn phủ Philatô những áy náy về số phận của Chúa, và cho cả nhà cai trị yếu bóng vía đó chống lại cuộc lên án mà ông ta thấy rõ là bất công oan uổng.

Lời Mẹ Nhắn nhủ:
Ham chịu đau khổ xỉ nhục hơn ham được danh tiếng khen lao ở đời:
Hỡi con, con phải hết sức yêu thích chịu đau khổ, sao cho đối với con, đau khổ lớn hơn hết là không được đau khổ, vì Chúa chỉ làm ta đau khổ để ban ơn trợ giúp xuống cho ta hân hoan.  Trong cuộc Chúa biến hình, sau khi tự hạ trước nhan Cha hằng hữu, Chúa đã dâng lên Cha kinh nguỵện thế này:  "Xin Cha ban cho thân xác người nào chịu đau khổ vì yêu mến Con, được thông phần vào vinh quang của Thân Xác Con cân xứng với công nghiệp họ lập."
Được thế gian giả dối hoan hô, chẳng có gì quan trọng cả.  Chỉ có một mình Thiên Chúa mới thực sự tôn vinh những ai đáng tôn vinh.
Vì thế, Con chí thành Mẹ mới có cuộc khải hoàn vào Giêrusalem với mục đích là làm sáng tỏ quyền năng Thiên Chúa, làm cho cuộc Tử Nạn Người chịu thêm nhục nhã, và dậy cho loài người biết là họ không được hưởng
vinh dự ở đời này vì họ, mà vì một mục đích cao cả hơn họ phải qui hướng những vinh dự ấý về, đó là
vinh quang Đấng Tối Cao.

Mẹ thấy con ước ao biết tại sao Mẹ lại không đi với Chúa  trong cuộc khải hoàn đó, nên Mẹ trả lời cho thỏa ý con.
Trước khi rời bỏ Bêtania, Ngài đã cho Mẹ được chọn, nên Mẹ xin Ngài để Mẹ lại Bêtanta, nhưng khi nào Ngài đi
chịu nạn chịu chết xin cho Mẹ đi cùng: Mẹ tin rằng nếu Mẹ dâng mình đồng công với Ngài trong những sự nhục nhã Ngài chịu trong cuộc Tử Nạn, làm vui lòng Ngài hơn là chia sẻ với Ngài về những vinh quang trong cuộc khải hoàn ấy.
Rất có thể là cuộc khải hoàn ấy cũng cho Mẹ được một phần, vì Mẹ là Mẹ Ngài, nhưng Mẹ chẳng muốn chút vinh
dự nào về cho mình. Mặt khác, Mẹ chẳng tham dự chút nào vào Thần Tính Thiên Chúa, mà mọi vinh dự đều phải 
qui về; và những vinh dự Mẹ có thể nhận được, lại rất có thể chẳng thêm gì cho vinh quang của Ngài cả.

Đó là một bài học đặc biệt gợi cho con biết chán ghét vinh dự trần gian, những vinh dự tựu trung chỉ là hư ảo gồm hết mọi hư ảo, và chi làm cho tâm trí thêm phiền muộn.

 


Read more…