Tu Ðâu Cho Bằng Tu Nhà Thờ Cha Kính Mẹ Mới Là Ðạo Con

07:15 |

Lẽ Sống

01/04/2014


01 Tháng Tư

    Tu Ðâu Cho Bằng Tu Nhà
    Thờ Cha Kính Mẹ Mới Là Ðạo Con

    

    Dương Phủ sinh ra trong một gia đình nghèo. Nhưng ông để hết tâm phụng dưỡng song thân.

    Một hôm, ông nghe nói bên đất Thục có ông Vô Tế đại sĩ. Dương Phủ bèn xin từ biệt song thân để đến thụ giáo bậc hiền triết.

    Ði được nửa đường, ông gặp một vị lão tăng. vị lão tăng khuyên Dương Phủ: "Gặp được bậc Vô Tế chẳng bằng gặp được Phật".

    Dương Phủ hỏi vặn lại: "Phật ở đâu?". Vị lão tăng giải thích: "Nhà ngươi cứ quay trở về, gặp người nào mặc cái áo sắc như thế này, đi đôi dép kiểu như thế này thì chính là Phật đấy".

    Dương Phủ nghe lời quay về nhà. Ði dọc đường, ông chẳng gặp ai như thế cả. Về đến nhà thì đã khuya, Dương Phủ gõ cửa gọi mẹ. Người mẹ mừng rỡ, khoác chăn, đi dép ra mở cửa. Bấy giờ, Dương phủ mới chợt nhận ra nơi mẹ mình hình dáng của Ðức Phật mà vị lão tăng đã mô tả.

    Từ đấy, Dương Phủ mới nhận ra rằng cha mẹ trong nhà chính là Phật.


    Thứ nhất thì tu tại gia
    Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
    Tu đâu cho bằng tu nhà
    Thờ cha kính mẹ mới là đạo con.

    Ðể yêu thương con người một cách trọn vẹn, Chúa đã trở thành một con người. Chúa có cha, có mẹ. Chúa sinh ra trong một gia đình... Con người không chỉ được cứu rỗi một cách lẻ loi, nhưng trong một gia đình. Con người cần có một gia đình để sinh ra, để lớn lên và thành toàn... Tại Nagiaréth, Chúa đã lớn lên trong ân sủng và dáng vóc. Chúa đã vâng phục Thánh Giuse và Mẹ Maria. Chúa đã học đọc, học viết và ngâm nga từng câu kinh thánh với Mẹ Maria. Chúa cũng học cách sử dụng từng dụng cụ trong xưởng mộc của Thánh Giuse.

    Trong ba năm sống đời công khai, ngôn ngữ vàcách suy nghĩ của Chúa phản ánh phần nào sự giáo dục mà Chúa đã thụ hưởng nơi cha mẹ.

    Xin Chúa thánh hóa tất cả mọi gia đình Việt Nam. Xin Chúa ban cho bậc cha mẹ ý thức được trách nhiệm giáo dục của họ. Xin Chúa ban cho con cái lòng hiếu thảo để biết vâng phục, kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ, nhất là trong lúc tuổi già của các ngài... Và xin cho mọi gia đình Việt Nam luôn biết tranh đấu để bảo vệ sự hiệp nhất trong gia đình và biến gia đình thành Giáo Hội nhỏ của Chúa.


    Trích sách Lẽ Sống
Read more…

Thánh Hugh ở Grenoble

07:14 |

Hạnh Các Thánh

01/04/2014

Chân Phước Elisabetta Vendramini


(1790-1860)

Cuộc đời của chân phước Elisabetta đã được hướng dẫn bởi câu phúc âm "Tình yêu Ðức Kitô đã thúc giục chúng ta tiến bước" (2 Cor. 5:14).

Sinh ở Bassano del Grappa gần Treviso, khi 27 tuổi Elisabetta từ chối lời cầu hôn và nhất quyết giúp người nghèo bớt đau khổ về thể xác cũng như tinh thần. Năm 1820, ngài khởi sự làm việc trong một cô nhi viện ở tỉnh nhà và gia nhập dòng Ba Phanxicô vào năm sau đó.

Sau khi di chuyển đến Padua năm 1828, ngài tiếp tục phục vụ các trẻ em cô nhi. Vào năm 1830, ngài thành lập tu hội Các Chị Em Dòng Ba Phanxicô của Thánh Elizabeth Hung Gia Lợi. Cho đến khi từ trần, Elisabetta đã hướng dẫn tu hội này trong việc giáo dục cũng như chăm sóc người già, trẻ mồ côi và người đau yếu. Ngài luôn luôn kết hợp sự đau khổ của chính ngài với sự đau khổ của Ðức Kitô và Ðức Mẹ Sầu Bi.

Ngài được phong chân phước năm 1990.

Lời Bàn


Những người thánh thiện cho chúng ta thấy tình yêu Thiên Chúa và giúp đỡ tha nhân là hai mặt của một đồng tiền. Tình yêu Thiên Chúa nâng đỡ chúng ta khi chúng ta thi hành những việc nhỏ bé để nói lên lòng yêu mến tha nhân. Chúng ta thường bất lực khi phải thi hành những gì cần thiết, nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta thi hành những gì có thể làm được.

Lời Trích


Trong bài giảng lễ phong chân phước cho Elisabetta, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói sự cầu nguyện của Elisabetta đã đem lại "sức năng động của Ngôi Lời Nhập Thể, để ca ngợi và khâm phục Ðức Kitô Nghèo Hèn và Chịu Ðóng Ðinh, mà chân phước đã nhận ra và phục vụ Người trong các người nghèo." Sau đó, đức giáo hoàng nói thêm: "Chân Phước Elisabetta dạy chúng ta rằng khi đức tin vững mạnh và chắc chắn, chúng ta càng dám bác ái đối với tha nhân. Khi sự nhận biết về Ðức Kitô càng sắc sảo, chúng ta càng cảm nhận được nhu cầu của anh chị em chúng ta một cách chính xác và đúng đắn" (1990, tập 46, số 1)



 

Thánh Hugh ở Grenoble


(1052-1132)
Thánh Hugh sinh năm 1052 ở Pháp. Ngài là một người cao lớn, đẹp trai và hòa nhã. Mặc dù ngài muốn tận hiến cho Thiên Chúa trong đan viện, nhưng ngài đã được ban cho một địa vị quan trọng. Ngài được thụ phong linh mục và sau đó được tấn phong giám mục.


Ngay khi làm giám mục, Ðức Hugh bắt đầu sửa đổi các tật xấu của nhiều người trong giáo phận. Ngài hoạch định nhiều chương trình khôn ngoan, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì ngài thực hiện. Ðể xin Thiên Chúa thương xót đến người dân, ngài cầu nguyện với tất cả tâm hồn. Ngài hy sinh hãm mình cực độ. Trong một thời gian ngắn, nhiều giáo dân trong địa phận đã trở lại với nếp sống đạo đức. Chỉ có giới trưởng giả là tiếp tục chống đối ngài.

Tuy là giám mục, Ðức Hugh vẫn mong muốn đời sống một đan sĩ. Ðó là điều ngài thực sự mong ước. Ngài từ chức giám mục của giáo phận Grenoble và gia nhập đan viện. Tưởng đã yên thân, nhưng đó không phải là ý Chúa. Chỉ sau một năm, đức giáo hoàng đã yêu cầu ngài trở về Grenoble. Và Ðức Hugh đã vâng lời. Ngài biết rằng làm vui lòng Thiên Chúa thì quan trọng hơn là thoả mãn ý riêng.

Trong bốn mươi năm, hầu như lúc nào ngài cũng bị đau yếu. Ngài bị nhức đầu dữ dội cũng như bị đau bao tử. Tuy nhiên ngài vẫn gắng sức làm việc vì yêu mến dân chúng. Ngài chịu đau khổ vì những thử thách và cám dỗ. Nhưng nhờ sự cầu nguyện, ngài không bao giờ chịu thua tội lỗi.

Ðức Hugh từ trần ngày 1 tháng Tư 1132, chỉ hai tháng trước khi mừng sinh nhật thứ tám mươi của ngài, sau khi chu toàn bổn phận của một giám mục trong năm mươi hai năm.

Vào năm 1134, chỉ hai năm sau khi ngài từ trần, Ðức Giáo Hoàng Innôxentê II đã tuyên xưng ngài là thánh.


Trích từ NguoiTinHuu.com

Read more…

Suy Niệm Lời Chúa LÀ BẠN CỦA NGƯỜI KHỔ ĐAU

07:13 |

Suy Niệm Lời Chúa

01/04/2014


01/04/14                                         
  THỨ BA TUẦN 4 MC
Ga 5,1-3.5-16

LÀ BẠN CỦA NGƯỜI KHỔ ĐAU

Đức Giê-su... biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: “Anh có muốn khỏi bệnh không?” (Ga 5,6)

Suy niệm: “Mãi là người đến sau”, tên một bài hát, chính là thân phận của người đau ốm trong bài Tin Mừng. Đã 38 năm nay, anh vẫn mãi là người đến sau: “Khi tôi đến đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!” Cuộc đời anh lặng lẽ trôi qua trong cô độc, không ai giúp đưa anh xuống hồ trước tiên để được khỏi bệnh. Rồi Đức Giê-su xuất hiện và thấy anh. Ngài gợi cho anh ước muốn rũ bỏ cuộc sống buồn sầu và thụ động. Ngài mời gọi anh đừng ngồi chờ phép lạ, nhưng cộng tác với Ngài bằng cách làm điều mà 38 năm nay anh chưa bao giờ làm được: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!” Với quyết tâm của ý chí, khát khao của ước muốn, cùng với quyền năng Ngài, anh đã thành công.

Mời Bạn: Những trang Tin Mừng cho thấy Đức Giê-su luôn ưu ái những kẻ cô thế cô thân, sẵn lòng nâng đỡ những người không ai quan tâm. Ngài là bạn của những con người khổ đau, không có bạn hữu trên đời. Hãy chọn Ngài làm bạn thân của đời mình, bạn sẽ có người luôn thông cảm, chia sẻ tất cả những gì vui buồn sướng khổ trong cuộc đời. Bạn có nỗ lực sống tình bạn hữu với những người cô độc, kém may mắn không?

Sống Lời Chúa: Trong mùa Chay này tôi sẽ dành thời gian -thay vì thư giãn giải trí theo sở thích riêng- để nâng đỡ, thăm viếng, an ủi một người đang buồn sầu, đau khổ, bệnh tật...

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa luôn là người bạn với những ai cô đơn, buồn sầu. Xin giúp chúng con biết sống theo gương Chúa: mở đôi mắt nhìn thấy những người khổ đau, mở quả tim để yêu mến, mở đôi tay để diễn tả tình thương mến ấy cho con người. Amen.

Read more…

Lời Chúa Thứ Ba Tuần IV Mùa Chay Năm A

07:12 |

Lời Chúa

01/04/2014
Thứ Ba Tuần IV Mùa Chay Năm A

Bấm vào đây đọc Lời Chúa tiếng Anh


BÀI ĐỌC I: Ed 47, 1-9. 12
"Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra, và nước ấy chảy đến ai, thì tất cả đều được cứu rỗi".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.


Trong những ngày ấy, thiên thần dẫn tôi đến cửa nhà Chúa, và đây nước chảy dưới thềm nhà phía hướng đông, vì mặt tiền nhà Chúa hướng về phía đông, còn nước thì chảy từ bên phải đền thờ, về phía nam bàn thờ. Thiên thần dẫn tôi qua cửa phía bắc, đưa đi phía ngoài, đến cửa ngoài nhìn về hướng đông, và đây nước chảy từ bên phải. Khi đó có người đàn ông đi ra về hướng đông, tay cầm sợi dây, ông đo một ngàn thước tay và dẫn tôi đi qua dưới nước tới mắt cá chân. Ông đo một ngàn thước tay nữa và dẫn tôi đi qua dưới nước đến đầu gối. Ông còn đo một ngàn thước tay và dẫn tôi đi qua dưới nước đến ngang lưng. Ông lại đo thêm một ngàn thước tay nữa, và đây là suối nước, tôi không thể đi qua được, vì nước suối dâng lên cao quá, phải lội mới đi qua được, nên người ta không thể đi qua được. Người ấy nói với tôi: "Hỡi người, hẳn ngươi đã xem thấy". Rồi ông dẫn tôi đi, rồi dẫn trở lại trên bờ suối. Khi trở lại, tôi thấy hai bên suối có nhiều cây cối. Người ấy lại nói với tôi: "Nước này chảy về phía cồn cát, phía đông, chảy xuống đồng bằng hoang địa, rồi chảy ra biển, biến mất trong biển và trở nên nước trong sạch. Tất cả những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được sống. Sẽ có rất nhiều cá và nơi nào nước này chảy đến, nơi đó sẽ trở nên trong lành, và sự sống sẽ được phát triển ở nơi mà suối nước chảy đến.


Gần suối nước, hai bên bờ ở mỗi phía, mọi thứ cây ăn trái sẽ mọc lên; lá của nó sẽ không khô héo, và trái của nó sẽ không bao giờ hết; mỗi tháng nó có trái mới, vì dòng nước này phát xuất từ đền thờ; trái của nó dùng làm thức ăn, và lá của nó dùng làm thuốc uống. Đó là lời Chúa.


ĐÁP CA: Tv 45, 2-3. 5-6. 8-9
Đáp: Chúa thiên binh hằng ở cùng ta, và ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ (c. 8).


1) Chúa là nơi ẩn náu và là sức mạnh của chúng ta, Người hằng cứu giúp khi ta sầu khổ. Dầu đất có rung chuyển, ta không sợ chi, dầu núi đổ xuống đầy lòng biển cả. - Đáp.


2) Nước dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Đấng Tối Cao hiển ngự. Chúa ở giữa thành, nên nó không chuyển rung, lúc tinh sương, thành được Chúa cứu giúp. - Đáp.


3) Chúa thiên binh hằng ở cùng ta, ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ. Các ngươi hãy đến mà xem mọi kỳ công Chúa làm, Người thực hiện muôn kỳ quan trên vũ trụ. - Đáp.


CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Tv 50, 12a và 14a
Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch. Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ.


 PHÚC ÂM: Ga 5, 1-3a. 5-16
"Tức khắc người ấy được lành bệnh".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.


Hôm đó là ngày lễ của người Do-thái, Chúa Giêsu lên Giêru-salem. Tại Giêrusalem, gần cửa "Chiên", có một cái hồ, tiếng Do-thái gọi là Bếtsaiđa, chung quanh có năm hành lang. Trong các hành lang này, có rất nhiều người đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt. Trong số đó, có một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm. Khi Chúa Giêsu thấy người ấy nằm đó và biết anh đã đau từ lâu, liền hỏi: "Anh muốn được lành bệnh không?" Người đó thưa: "Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết tới, thì có người xuống trước tôi rồi". Chúa Giêsu nói: "Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về". Tức khắc người ấy được lành bệnh. Anh ta vác chõng và đi. Nhưng hôm đó lại là ngày Sabbat, nên người Do-thái bảo người vừa được khỏi bệnh rằng: "Hôm nay là ngày Sabbat, anh không được phép vác chõng". Anh ta trả lời: "Chính người chữa tôi lành bệnh bảo tôi: "Vác chõng mà đi". Họ hỏi: "Ai là người đã bảo anh 'Vác chõng mà đi'?" Nhưng kẻ đã được chữa lành không biết Người là ai, vì Chúa Giêsu đã lánh vào đám đông tụ tập nơi đó.


Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói: "Này, anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước". Anh ta đi nói cho người Do-thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta lành bệnh.
Vì thế người Do-thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã làm như thế trong ngày Sabbat. Đó là lời Chúa.


Read more…

Thương Khó Và Phục Sinh

07:05 |
- Chương 26 -
VII. Thương Khó Và Phục Sinh

Âm mưu hại Ðức Giêsu
(1) Khi Ðức Giêsu giảng dạy tất cả những điều ấy xong, Người bảo các môn đệ của Người rằng: (2) "Anh em biết còn hai ngày nữa là đến lễ Vượt Qua, và Con Người sẽ bị nộp để chịu đóng đinh vào thập giá".
(3) Lúc ấy, các thượng tế và kỳ mục trong dân nhóm họp tại dinh của vị thượng tế tên là Caipha, (4) và cùng nhau quyết định dùng mưu bắt Ðức Giêsu và giết đi. (5) Nhưng họ lại nói: "Không nên làm vào chính ngày lễ, kẻo gây náo động trong dân".
Ðức Giêsu được xức dầu thơm tại Bê-ta-ni-a
(6) Ðức Giêsu đang ở làng Bêtania tại nhà ông Simon Cùi, (7) thì có một người phụ nữ đến gần Người, mang theo một bình bạch ngọc, đựng một thứ dầu thơm đắt giá. Cô đổ dầu thơm trên đầu Người, lúc Người đang dùng bữa. (8) Thấy vậy, các môn đệ lấy làm bực tức nói: "Sao lại phí của như thế? (9) Dầu đó có thể bán được nhiều tiền mà cho người nghèo". (10) Biết thế, Ðức Giêsu bảo các ông: "Sao lại muốn gây chuyện với người phụ nữ này? Quả thật, cô ấy vừa làm cho Thầy một việc nghĩa. (11) Người nghèo thì lúc nào anh em cũng có với anh em; còn Thầy, thì không phải lúc nào anh em cũng có đâu! (12) Cô ấy đổ dầu thơm trên mình Thầy để mai táng Thầy đấy. (13) Thầy bảo thật anh em: khắp thế gian, Tin Mừng này được loan báo ở đâu, người ta cũng kể lại việc cô vừa làm mà nhớ tới cô".
Giu-đa nộp Ðức Giêsu
(14) Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giuđa Ítcariốt, đi gặp các thượng tế (15) mà nói: "Quý vị muốn cho tôi bao nhiêu? Tôi đây sẽ nộp ông ấy cho quý vị". Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. (16)Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Ðức Giêsu.
Chuẩn bị ăn lễ Vượt Qua
(17) Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Ðức Giêsu: "Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?" (18) Người bảo: "Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: "Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy". (19) Các môn đệ làm y như Ðức Giêsu đã truyền, và dọn lễ Vượt Qua.
Ðức Giêsu tiên báo Giuđa sẽ nộp Thầy
(20) Chiều đến, Ðức Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. (21) Ðang bữa ăn, Người nói: Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy". (22) Các môn đệ buồn rầu quá sức, bắt đầu lần lượt hỏi Người: "thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?" (23) Người đáp: "Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. (24) Ðã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho người nào nộp Con Người: thà người đó đừng sinh ra thì hơn!" (25) Giuđa, kẻ nộp Người cũng hỏi: "Rápbi, chẳng lẽ con sao?" Người trả lời: "Chính anh đó!".
Ðức Giêsu lập phép Thánh Thể
(26) Cũng đang bữa ăn, Ðức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy". (27) Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, (28) vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội. (29) Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy".
Ðức Giêsu tiên báo thánh Phê-rô sẽ chối Thầy
(30) Hát thánh vịnh xong, Ðức Giêsu và các môn đệ ra đi lên núi Ôliu. (31) Bấy giờ Ðức Giêsu nói với các ông: "Ðêm nay tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy. Vì có lời đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và đàn chiên sẽ tan tác. (32) Nhưng sau khi chỗi dậy, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em". (33) Ông Phêrô liền thưa: "Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã". (34) Ðức Giêsu bảo ông: "Thầy bảo thật anh: nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần". (35) Ông Phêrô lại nói: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy". Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy.
Ðức Giêsu cầu nguyện tại vườn Ghết-sê-ma-ni
(36) Bấy giờ Ðức Giêsu đi cùng với các ông đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani. Người nói với các môn đệ: "Anh em ngồi lại đây, trong lúc Thầy đi đến đàng kia cầu nguyện". (37) Rồi Người đưa ông Phêrô và hai người con ông Dêbêđê đi theo. Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. (38) Bấy giờ Người nói với các ông: "Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy". (39) Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: "Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha". (40) Rồi Người đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ, liền nói với ông Phêrô: "Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao? (41) Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái,nhưng thể xác lại yếu đuối". (42) Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai và nói: "Lạy Cha, nếu chén này không thể rời khỏi con, nhất định con phải uống, thì xin cho ý Cha được thể hiện". (43) Rồi Người lại đến, thấy các môn đệ vẫn đang ngủ, vì mắt họ nặng trĩu. (44) Người để mặc các ông mà đi cầu nguyện lần thứ ba, nói lại cũng một lời đó. (45) Bấy giờ Người đến chỗ các môn đệ và nói với các ông: "Lúc này mà còn ngủ, còn nghỉ sao? Này, đến giờ Con Người bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi. (46) Ðứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới!"
Ðức Giêsu bị bắt
(47) Người còn đang nói, thì Giuđa, một trong Nhóm Mười Hai, đã đến. Cùng đi với hắn, có cả một đám người đông đảo mang gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tế và kỳ mục trong dân sai đến. (48) kẻ nộp Người đã cho họ một dấu hiệu, hắn dặn rằng: "Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy!" (49) Ngay lúc đó, Giuđa tiến lại gần Ðức Giêsu và nói: "Rápbi, xin chào Thầy!", rồi hôn Người. (50) Ðức Giêsu bảo hắn: "Này bạn, bạn đến đây làm gì thì cứ làm đi!" Bấy giờ họ tiến đến, tra tay bắt Ðức Giêsu. (51) Và kìa, một trong những kẻ theo Ðức Giêsu liền vung tay tuốt gươm của mình ra, chém phải tên đầy tớ của thượng tế, làm nó đứt tai.(52) Ðức Giêsu bảo người ấy: "Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm. (53) hay anh tưởng là Thầy không thể kêu cứu với Cha Thầy sao? Người sẽ cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh thiên thần! (54) Nhưng như thế, thì lời Kinh Thánh ứng nghiệm sao được? Vì theo đó, mọi sự phải xảy ra như vậy". (55) Vào giờ ấy Ðức Giêsu nói với đám đông: "Các ông đem gươm giáo gậy gộc đến như để bắt tôi một tên cướp sao? Ngày ngày tôi vẫn ngồi giảng dạy ở Ðền Thờ thì các ông không bắt. (56) Nhưng toàn bộ việc này xảy ra là để ứng nghiệm những lời chép trong Sách Các Ngôn Sứ". Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết.
Ðức Giêsu ra trước Thượng Hội Ðồng
(57) Họ bắt Ðức Giêsu, rồi điệu đến thượng tế Caipha. Các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó. (58) Ông Phêrô theo Người xa xa, đến tận dinh thượng tế. Ông vào bên trong ngồi với bọn nha dịch, xem kết cuộc ra sao.
(59) Còn các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Ðồng thì tìm chứng gian buộc tội Ðức Giêsu để lên án tử hình. (60) Nhưng họ tìm không ra, mặc dầu có nhiều kẻ đã đứng ra làm chứng gian. Sau cùng, có hai người bước ra, (61) khai rằng: "Tên này đã nói: tôi có thể phá Ðền Thờ Thiên Chúa, và nội trong ba ngày, sẽ xây cất lại". (62) Và vị thượng tế đứng lên hỏi Ðức Giêsu: "Ông không nói lại được một lời sao? Mấy người này tố cáo ông gì đó?" (63) Nhưng Ðức Giêsu vẫn làm thinh. Vị thượng tế nói với Người: "Tôi nại đến Thiên Chúa hằng sống, mà truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: ông có phải là Ðấng Kitô Con Thiên Chúa không? (64) Ðức Giêsu trả lời: "Chính ngài nói đó. Hơn nữa, tôi nói cho các ông hay: từ nay, các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến". (65) Bấy giờ vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: "Hắn nói phạm thượng! Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Ðấy, quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, (66) quý vị nghĩ sao?" Họ liền đáp: "Hắn đáng chết!"
(67) Rồi họ khạc nhổ vào mặt và đấm đánh Người. Có kẻ lại tát Người (68) và nói: "Ông Kitô ơi, hãy nói tiên tri cho chúng tôi nghe đi: ai đánh ông đó?"
Thánh Phê-rô chối Thầy
(69) Còn ông Phêrô đang ngồi ngoài sân, thì có một người tớ gái đến bên ông và nói: "Cả bác nữa, bác cũng đã theo ông Giêsu, người Galilê đó chứ gì?" (70) Ông liền chối trước mặt mọi người mà nói: "Tôi không biết cô nói gì!" (71) Ông đi ra đến cổng, thì một người tớ gái khác thấy ông, liền nói với những người ở đó: "Bác này cũng theo ông Giêsu người Nadarét đấy". (72) Nhưng ông Phêrô lại thề mà chối: "Tôi không biết người ấy". (73)Một lát sau, những người đứng đó xích lại gần ông Phêrô mà nói: "Ðúng là bác cũng thuộc bọn họ. Cứ nghe giọng nói của bác là biết ngay". (74) Bấy giờ ông Phêrô liền thốt lên những lời độc địa và thề rằng: "Tôi không biết người ấy". Ngay lúc đó, có tiếng gà gáy. (75) Ông Phêrô sực nhớ lời Ðức Giêsu đã nói: Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy ba lần". Ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.

Read more…

ÐỨC MẸ MARIA ĐƯỢC ĐẦU THAI VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

07:04 |

4. ÐỨC MẸ MARIA ĐƯỢC ĐẦU THAI VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI


Ngày thể xác Mẹ Maria được hình thành là ngày Chúa Nhật, tương ứng với ngày đầu tiên trong công cuộc sáng tạo trời đất. Thể xác Mẹ chỉ tiếp nhận ân sủng, cho nên, toàn thể đều rất trọn vẹn, rất siêu nhiên. Không bao giờ có một thể xác con người nào được hình thành với bấy nhiêu hoàn thiện, bấy nhiêu tinh tế và bấy nhiêu mĩ lệ. Mặc dầu thể xác Mẹ có thể chịu đau khổ, nhưng không hề có một mầm giống bệnh hoạn, chết chóc và hư hoại nào, tức là những hậu quả của hình phạt vì tội lỗi Adong.
Ngày Thứ Bảy tiếp đó, một ngày ứng với ngày nghỉ, ngày đại lễ chung kết cho việc sáng tạo, Thiên Chúa tạo nên linh hồn Mẹ Maria.  Để kỷ niệm biến cố này, Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho Giáo Hội dâng ngày Thứ Bảy trong tuần kính Mẹ Maria. Lúc sáng tạo linh hồn đầy phúc đức hơn hết mọi linh hồn này, Thiên Chúa Ba ngôi đã tỏ hết tình âu yếm hơn cả trước khi sáng tạo con người đầu tiên. Ngài nói: " Ta hãy sáng tạo Maria giống hình tượng và tương tự Ta. Ta hãy làm cho Maria nên Nữ Tỳ thật của Ta, nên Hiền Thê thật của Ta, để Maria xứng đáng làm Mẹ Con duy nhất của Cha hằng hữu". Sau khi sáng tạo linh hồn Mẹ rồi, Chúa Ba Ngôi còn kêu lên một cách khoái thú hơn ở địa đường ngày trước rất nhiều: " Tất cả mọi phương diện nơi Maria đều hoàn toàn thiện mỹ".
Thật vậy, không những linh hồn Mẹ không mắc tội nguyên tổ, mà còn rực rỡ với những ơn cao cả Thiên Chúa ban riêng, tới cao độ tuyệt vời, đến nỗi tất cả các bậc thần thánh hợp một cũng không thể sánh lại được.  Không ngôn ngữ loài người nào có thể diễn tả được. Khi vừa được sáng tạo, linh hồn Mẹ đã hợp nhất ngay với xác thể đang chờ linh hồn.  Đó là sự Đầu Thai Vô Nhiễm.
Chúa ban cho Mẹ những ơn lạ lùng không thể tưởng: Trí khôn Mẹ được thấu hiểu các mầu nhiệm về Thần tính, về Chúa Ba Ngôi, về ơn Nhập Thể và Cứu Chuộc, về những vẻ đẹp đẽ của cuộc sáng tạo trời đất, về thiên thần và loài người, về lịch sử dân riêng Chúa chọn, các Tổ phụ, các tiên tri, thiên đàng, luyện ngục, ngục tổ tông, và hỏa ngục. Linh hồn Mẹ được trang điểm bằng những ơn Thánh và các nhân đức với một mức độ hoàn toàn cao siêu.
Vì Mẹ vượt trên các thiên thần và loài người, nên khi vừa đầu thai,  Mẹ Maria đã làm những việc nhân đức hợp với cấp bậc trong thai của Mẹ. Mẹ đã dâng lên Thiên Chúa những việc  tôn thờ, ca tụng, biết ơn, yêu mến, để phụng sự Người và cho vinh quang Người.  Mẹ cũng sấp mình trước Oai Nghi Thiên Chúa để tỏ lòng tôn thờ bề ngoài.  Mẹ đã dâng lên Thiên Chúa lời cầu xin cho loài người,  cũng như cầu xin cho Đấng Cứu Chuộc mau đến giải thoát loài người khỏi ách nô lệ ma quỉ.
Ngay còn trong thai, Mẹ đã thực hiện những việc thờ phượng Chúa, nên Mẹ đã lập công trạng lớn lao hơn  tất cả các thánh sau này.

Lời Mẹ nhắn nhủ:
Con hãy chú ý và tin tưởng lắng nghe Mẹ. Mẹ sẽ nói cho con nghe những lời hoàn thiện nhất, những lời sinh sự sống đời đời…
"Con người, khi vừa biết dùng trí khôn, phải thờ lạy, yêu mến, phụng sự và tôn vinh Đấng Sáng Tạo nên mình như Chúa độc nhất tối cao.
Các bậc cha mẹ có trách vụ tự nhiên là phải dạy dỗ con cái mình về điều ấy ngay từ khi chúng hiểu biết, và phải hướng dẫn chúng về Thiên Chúa là cùng đích sau cùng của chúng.  Họ phải hướng dẫn chúng bỏ những trò trẻ con phóng túng đưa tới sa ngã.  Ngay trước khi chúng sinh ra, họ đã phải nhiệt thành cầu xin cho chúng được thoát khỏi cảnh nô lệ tội tổ tông qua Bí tích Rửa tội rồi..."
Read more…

Cậy Trông Đức Mẹ Cứu Sống

07:03 |

Ơn Mẹ Ban 05: Cậy Trông Đức Mẹ Cứu Sống

by STEPHEN on JULY 20, 2010 · 8 COMMENTS
Cách đây không rõ mấy chục năm một tai nạn làm chấn động nước Mỹ: chiếc tầu mang tên Morro Castle bị bốc cháy ngoài khơi biển Đại Tây Dương. Rất nhiều người bị chết cháy và chết đuối. Trong số những người ở trên tầu, có một thiếu nữ Công Giáo tên là Marion Slack. Trong khi mọi người tranh giành hỗn độn để được cứu sống, thì cô Marion Slack nhận thức rằng: một là cô phải bơi, hai là sẽ bị chết cháy. Cô lập tức moi trong chiếc xách tay lấy ra một cỗ tràng hạt, rồi quỳ xuống boong tầu đọc vội vàng mấy kinh Kính Mừng. Sau đó, cô quấn chặt tràng hạt quanh bàn tay, rồi nhẩy xuống biển. Sau 7 tiếng đồng hồ vật lộn với sóng biển, cũng như tìm mọi cách để khỏi chết chìm, cô được một tầu đánh cá vớt lên. Cho dù thân xác mệt lử, tay cô vẫn nắm chặt phần còn lại của cỗ tràng hạt bị đứt. Nhiều hột tràng hạt đã lẳn sâu vào các ngón tay, và tượng thánh giá của cỗ tràng hạt đã nằm gọn lỏn trong da thịt lòng bàn tay. Khi tỉnh lại, cô đã nói như sau: “Tôi đã buông xuôi, nếu tôi không tin tưởng vào tràng hạt Mân Côi. Nhưng tôi biết chắc chắn, thế nào Đức Mẹ cũng cứu tôi.”
Read more…

Nguồn Gốc Kinh Mân Côi

07:02 |

Nguồn Gốc Kinh Mân Côi
 

Vì kinh Mân Côi, tự bản chất, được cấu tạo chính yếu bởi kinh của Chúa Kitô và Lời Chào Thiên Thần, đó là kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng, nên kinh Mân Côi phải là kinh nguyện đầu tiên của tín hữu đã đọc qua các thế kỷ, từ thời các thánh Tông Đồ cho đến ngày hôm nay.

Tuy nhiên, vào năm 1214 Mẹ Hội Thánh mới đón nhận kinh Mân Côi như hình thức hiện hành và theo cách thức mà chúng ta đang thực hành như bây giờ. Chính thánh Đaminh đã chuyển đến Giáo Hội kinh Mân Côi mà ngài đã lãnh nhận từ Thánh Nữ Đồng Trinh, như một phương thức công hiệu nhất trong việc làm cho các linh hồn theo bè rối Albigensê và các tội nhân trở lại.

Tôi sẽ kể cho qúi vị nghe câu truyện thánh nhân đã nhận lãnh kinh Mân Côi như thế nào, theo cuốn sách nổi tiếng của chân phước Alan de la Roche, đó là cuốn “De Dignitate Psalterii”. Khi thấy được là tội lỗi nặng nề của người ta lỗi phạm đã trở nên chướng ngại cho việc trở lại của những người theo bè rối Albigensê, thánh Đaminh liền lui vào một khu rừng ở gần thành phố Toulouse để cầu nguyện, liên lỉ ba ngày ba đêm liền. Trong thời gian này, thánh nhân chỉ khóc lóc và phạt xác khổ hạnh hơn, mong làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa Toàn Năng. Ngài đã thực hành việc khổ hạnh đến nỗi xác của ngài trở nên rã rời, đến nỗi ngất lịm đi.

Vào chính lúc ấy, Đức Mẹ, cùng với ba thiên thần theo hầu, đã hiện ra với thánh nhân mà nói:

“Đaminh yêu dấu, con có biết Ba Ngôi Chí Thánh muốn dùng khí giới nào để canh tân thế giới không?”

Thánh Đaminh đáp:

“Ôi, lạy Mẹ, Mẹ biết rõ hơn con, vì ngay sau Chúa Giêsu, Con Mẹ, Mẹ luôn là khí cụ chính yếu cho phần rỗi của chúng con”.

Bấy giờ Đức Mẹ nói:

“Mẹ muốn cho con biết rằng, trong loại trận chiến này, khí giới cần phải dùng đến bao giờ cũng là Thánh Vịnh Thiên Thần, viên đá nền tảng của Tân Ước. Do đó, nếu con muốn giảng dạy các linh hồn cứng lòng này và đem họ về với Chúa, con hãy rao giảng Thánh Vịnh này của Mẹ.”

Chỗi dạy, cảm thấy đầy an ủi và bừng lên lòng nhiệt thành muồn cải hối dân chúng ở tại miền ấy, thánh nhân đã đi thẳng đến Vương Cung Thánh Đường. Đột nhiên, các thiên thần vô hình đã đổ chuông để triệu tập dân chúng lại và thánh Đaminh bắt đầu giảng dạy.

Ngay khi ngài vừa bắt đầu giảng, một cơn bão xẩy ra, mặt đất rung chuyển, mặt trời tối lại, đầy những sấp chớp kinh thiên động địa. Còn kinh sợ hơn nữa khi dân chúng nhìn thấy một bức hình Đức Mẹ treo ở một chỗ rất tôn nghiêm giơ hai cánh tay của Người lên trời ba lần như kêu mời cuộc báo oán của Thiên Chúa đổ xuống trên họ, nếu họ không chịu ăn năn hối cải, không chịu cải thiện đời sống của mình và tìm đến nương tựa vào Mẹ Thiên Chúa.

Qua hiện tượng siêu nhiên này, Thiên Chúa muốn làm cho việc sùng kính mới là kinh Mân Côi lan rộng và làm cho kinh này được biết đến hơn nữa.

Sau cùng, nhờ lời cầu của thánh. Đaminh, cơn bão tố chấm dứt và ngài tiếp tục giảng. Thánh nhân đã dẫn giải sự quan trọng và giá trị của kinh Mân Côi một cách hết sức nóng bỏng và lôi cuốn, đến nỗi, hầu như tất cả dân thành Toulouse yêu chuộng kinh này và bỏ đi những tin tưởng sai lầm của họ. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, thánh này đã cải thiện khác thường; dân chúng bắt đầu trở lại đời sống Kitô hữu và từ bỏ nếp sống xấu xa trước kia.
Read more…

Mẹ Xuống Luyện Ngục

07:01 |

Mẹ Xuống Luyện Ngục

by STEPHEN on JULY 20, 2010 · 14 COMMENTS
Xưa giáo dân thành Roma có tập quán cầm nến sáng ban đêm đi viếng các nhà thờ Đức Mẹ tối áp lễ Đức Mẹ Lên Trời. Có một phụ nữ quí phái cùng theo đoàn giáo dân đi viếng đền thờ Đức Mẹ. Khi bà quì cầu nguyện trong nhà thờ, vừa mở mắt ra thì thấy một đàn bà mình rất quen thân xưa, đã chết 6 tháng nay, đang quỳ bên cạnh mình đọc kinh. Bà quí phái bỡ ngỡ hết sức liền ra cửa nhà thờ đứng đợi. Khi thấy người quen bước ra liền hỏi ngay:
Chị có phải tên là Marozia không?
Phải, đúng tôi là Marozia
Ủa chị đã chết 6 tháng rồi mà? Chị được sống lại ư? Có được rỗi linh hồn không?
Thưa chị, từ lúc chết đến giờ, tôi bị giam phạt trong luyện tội khốn cực lắm, chỉ vì khi còn trẻ tôi đã hay làm đỏm làm dáng, làm dịp cho nhiều người. Song ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời thì đêm nay Đức Mẹ xuống luyện ngục đem tôi và một số linh hồn có lòng kính mến Đức Mẹ lên Thiên đàng.
Năm nào, đến lễ này cũng xẩy ra như vậy. Các linh hồn được cứu hôm nay thì nhiều lắm, đã kéo nhau đến nhà thờ này để tạ ơn Đức Mẹ. Bà chỉ được Chúa cho trông thấy một mình tôi thôi, chứ còn biết bao linh hồn khác đang quì chung quanh đây bà không được xem thấy.
Thấy bà bán tín bán ghi, thì linh hồ
n liền nói, “Cho bà được tin lời tôi, thì sang năm, chính ngày này lễ Đức Mẹ Lên trời bà sẽ chết.”
Thành Đamianô đã làm chứng tích chuyện này có thật và còn minh chứng rằng: Bà quí phái nghe nói như vậy tin ngay và từ hôm đó gắng làm nhiều việc lành, đến năm sau bà ngã bệnh và chết đúng ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời.
Read more…

FATIMA VÀ NHỮNG LỜI CẢNH BÁO RÙNG RỢN

01:10 |
FATIMA VÀ NHỮNG LỜI CẢNH BÁO RÙNG RỢN.

I - Bí Mật Fatima: Phần 3.

Sau đây là bản dịch nguyên văn phần thứ 3 của sứ điệp Fatima, do chính tay chị Lucia viết vào ngày 3-1-1944.

“J.M.J. (Giêsu Maria Giuse)
Phần thứ ba của bí mật được mặc khải vào ngày 13-07-1917, tại Cova de Iria - Fatima.

Con viết lại vì đức vâng phục đối với Chúa, lạy Chúa, là Đấng truyền lệnh cho con qua Đức Cha giáo phận Leira và qua Mẹ thánh của Chúa, cũng là Mẹ của con.

Sau hai phần con đã trình bày, thì ở bên trái của Đức Mẹ và cao hơn một chút, chúng con thấy có một vị Thiên Thần cầm một lưỡi gươm lửa nơi tay trái; gươm lấp lánh và toát ra những ngọn lửa như muốn đốt cháy thế giới; tuy nhiên, những ngọn lửa ấy đã tắt đi khi chạm đến hào quang quanh bàn tay phải của Đức Mẹ hướng xuống thế gian. Vị thiên thần, tay phải chỉ xuống trái đất, kêu lớn tiếng rằng: “Ăn năn! Ăn năn! Ăn năn!”. Rồi chúng con thấy trong một ánh sáng mênh mông là Thiên Chúa  (giống như người ta nhìn thấy khi đi ngang qua một tấm gương) một vị giám mục mặc Áo Trắng (mà chúng con có linh cảm đó là Đức Thánh Cha). Nhiều Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ khác đang tiến lên một ngọn núi cheo leo, mà trên đỉnh có một cây Thập Giá lớn làm bằng những thân cây thô,  giống như cây điên điển với lớp vỏ bọc ngoài; trước khi đến đấy, Đức Thánh Cha đã băng qua một thành phố lớn, mà một nửa điêu tàn và một nửa đang sụp đổ; bước chân ngài xiêu vẹo, vì đau đớn và u sầu, Ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thi hài Ngài gặp thấy trên đường đi; khi lên đến đỉnh núi, ngài quì dưới chân cây Thập Giá lớn, bấy giờ Ngài đã bị giết, do một nhóm lính bắn nhiều phát bằng một vũ khi nả đạn và tên; rồi lần lượt các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ cùng với giáo dân thuộc nhiều giai cấp và thành phần xã hội khác nhau cũng chết. Dưới hai cánh Thập Giá có hai Thiên Thần, mỗi vị cầm trong tay mình một bình tưới bằng pha lê để hứng lấy máu của các vị Tử Đạo và hai vị dùng máu ấy tưới lên những linh hồn tiến gần đến Thiên Chúa.
Tuy - 3 - 1 - 1944”

1. Lịch Maya: Dân Maya - Trung Mỹ - có một bộ lịch được thực hiện cách đây gần 5000 năm. Lịch này tiên báo chính xác các nhật thực và nguyệt thực từ trước đến nay, đồng thời mô tả các chu kỳ vận chuyển của các hành tinh. Một trong các chu kỳ có thời gian là 5125 năm sẽ kết thúc vào ngày 21 tháng 12 năm 2012.

2. Kinh Dịch: Từ 5000 năm qua, Kinh Dịch khởi sự để bói toán, dần dần trở thành một triết lý, rồi đến một khoa học có thể dự kiến những biến cố trên nhiều lãnh vực. Năm 1999, anh em Terrence and Dennis McKenna đã đưa các qui luật của Kinh Dịch vào vi tính và vẽ ra một biểu đồ về tiến trình lịch sử. Biểu đồ này xác định khá chính xác các biến cố lớn trong lịch sử quá khứ của nhân loại. 

3. Web-bot: Web-bot (viết tắt của Web Robot) thoạt đầu là một chương trình dùng Robot để tính toán về chứng khoán. Các Robot thu thập hàng trăm ngàn số liệu và dữ kiện thuộc nhiều lãnh vực khác nhau, rồi tính toán và đưa ra những dự kiến về thị trường chứng khoán. Web-bot đã tỏ ra rất chính xác trong lãnh vực này. Từ đó, Web-bot mở rộng phạm vi dự đoán của mình bằng cách thu thập hằng tỉ thông tin khắp nơi và đề ra những dự kiến tương lai cho nhân loại. 

Ngoài ra, người ta còn nói đến các lời tiên tri khác: của trinh nữ Sybille, ở Hy Lạp, cách đây hơn 4000 năm với sách Sybilian Oracles; của thánh Gioan, ở Palestine, vào thế kỷ thứ 1 với sách Khải Huyền; của thánh Malachy, ở Ireland, vào thế kỷ thứ 11 với những lời tiên báo về 112 vị giáo hoàng (mà vị cuối cùng là Đức Bênêđitô XVI); của Nostradamus, ở Pháp, vào thế kỷ 16 với nhiều lời đã được lịch sử kiểm chứng, vv…




Read more…

Phép lạ Mặt Trời Quay

00:47 |
Mt Tri Múa

 Ngày Mai, Thứ Bảy 13 tháng 10,  ngày kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra lần thứ sáu cho ba em Lucia, Phanxicô  Giacinta tại làng Fatima bên Bồ Ðào Nha.
Ðây  lần hiện ra  đông đảo dân chúng chứng kiến nhất.
Mặc  thời tiết xấungay từ ngày 12,  trên mười ngàn người Bồ Ðào Nha từ khắp nơi trong nước đổ  về Fatima để chờ đợi phép lạ như Ðức Mẹ đã hứa trong các lần hiện ratrước.   Người lo lắng nhất trong suốt mấy ngày hôm đó chính   mẹ của Lucia.   khuyên  con gái hãy đi xưng tội để nhỡ nếu không  phép lạ xảy rathì khi bị giết chếthọ cũngan tâm  đã xưng tội.   Lucia trả lời“…con sẽ đi xưng tộinhưng không phải  sợ phép lạ không xảy raÐức Mẹ sẽ giữ lời hứa”.
Buổi sáng sớm ngày 13/10, người ta đã thấy đám đông đứng phủ đầy ngọn đồi Cova da Irianơi Ðức Mẹ hứa sẽ hiện đến.  Dưới cơn mưa lất phất của những ngày đầu mùa Thu, aicũng cảm thấy lạnh cóngnhưng đều hiệp ý với nhau trong lời kinh Mân Côi kính Mẹ.  Mọi người đều chăm chú hướng nhìn về ba em  mục đồngtrong y phục rách rưới   bếtnhững bùn.
Lucia bắt đầu đọc kinh Mân Côibỗng   lớn:  
"Xin mọi người hãy xếp  lại".  Với hai em Phanxicô  Giacinta ra lệnh: "Hai em hãy quỳ xuống Ðức Mẹ đang hiện đến".
Cùng với ba emnhiều người đã nhìn thấy vệt sáng trên nền trời.  Trong một cái nhìn vừa cảm thông  u buồnÐức Mẹ nói với ba em "Ta  Ðức Mẹ Mân Côi... Ta muốn ngườita xây một nhà nguyện tại đây để kính nhớ Ta.  Các con hãy tiếp tục lần hạt mỗi ngày".   Ðức Mẹ đã hứa sẽ nhận lời cầu xin của một số người  Lucia đại diện họ trình lên Mẹ.
Nhưng Mẹ cảnh cáo
"Ðừng xúc phạm đến Chúa nữangười ta đã xúc phạm quá đỗi rồi".  Nói xong những điều đóÐức Mẹ chỉ tay về hướng mặt trời... Trong cơn ngây ngất, Lucia đãthốt lên: "Xin mọi người hãy nhìn về mặt trời".
Lạ lùng thayai cũng  thể nhìn về mặt trời  không bị lóa mắt.
Như một bánh xe cuồn cuộn lửa đỏánh thái dương bỗng quay lượnnhảy múa  toát ra những tia sáng muôn màu sắc.  Rồi thình lìnhtừ trời caomặt trời bỗng đổ xuống như mộttrái bóng da khổng lồ.  Trong cơn hốt hoảngmọi người cảm thấy như mặt trời sắp rơi xuốngai ai cũng nằm rạp xuống trên bãi cỏ  đấm ngực ăn năn như để chờ đợi giây phút cuốicùng của  trụ... Hiện tượng mặt trời nhảy múa  sa xuống mặt đất kéo dài trong vòng hai phút.  Khi mặt trời đã trở lại trạng thái bình thườngmọi người đều nhận thấy rằngbãi cỏướt đẫm trong cơn mưa bỗng trở nên khô ráo.
 Việc Ðức Mẹ hiện ra  hiện tượng mặt trời nhảy múa đi kèm như được  tả trên đâymang nhiều ý nghĩa.
Chính phủ cách mạng tại Bồ Ðào Nha vào năm 1917 muốn đánh đổ những thứ  họ gọi  huyền thoại tôn giáocũng như dẹp bỏ mọi thứ cuồng tín.
Buổi sáng ngày 13/10 hôm đócả một lực lượng  trang hùng hậu đã được gửi đến đồi Cova da Iria để ngăn cản mọi cuộc tập họp của dân chúng.  Báo chí thì tung ra lời tiên đoán rằngphép lạ sẽ không bao giờ xảy ra  huyền thoại tôn giáo sẽ cáo chung từ hôm đó.
Thế nhưng tất cả những sức ép trên đây đã không đánh đổ được lòng tin của người tín hữu.  Phép lạ mặt trời múa vừa  một thể hiện của quyền năng của Thiên Chúa vừa  một lời mờigọi sám hối.
Ðệ nhất chiến tranh đã phát sinh nhiều làn sóng  thần chủ trương tiêu diệt tôn giáo bằng bạo lực.  
Bên cạnh những chế độ độc tài chối bỏ quyền sống của con ngườinhiều người cũng buông thả trong đời sống luân .
Thế giới chỉ  thể cứu vãn được nếu con người biết hoán cảiđó  sứ điệp  Ðức Maria đã không ngừng lặp đi lặp lại tai Fatima.   phương tiện để giúp con người hoán cải trướctiên đó  cầu nguyện.  Cầu nguyện không những  quay trở lại với Chúanhưng còn  một cải đổi tương quan đối với người anh em.
Lịch sử đang lập lại không ngừng.
Quyền sống của con người đang bị chối bỏ nhiều nơi trên thế giới.
Con người cũng chối bỏ  chà đạp chính Thiên Chúa trong những sa đọa về luân .
Ðức Maria đang tha thiết kêu mời chúng ta hãy sám hốisiêng năng cầu nguyện với kinh Mân Côi.  Ðó  phương thế duy nhất để cứu vãn thế giới của chúng ta.

Đức Ông Nguyễn Văn Tài




Read more…