Thứ tư, ngày 19 tháng 02 năm 2014
Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đã mô tả tình hình
ở Syria là "thảm họa Ngày tận thế” với sự bi thảm tột độ của người dân nơi
đây.
Cuộc chiến ở Syria đã khiến 134.000 người chết và 10 triệu người mất
nhà cửa.
Tại phiên
điều trần trước các nghị sĩ Mỹ ngày 12/02, ông Clapper nhắc lại rằng c
uộc chiến
ở Syria đã cướp đi sinh mạng của hơn 134.000 người và biến gần 10 triệu người
phải tha hương làm dân tị nạn. Theo ông Clapper, không có lý do gì để nghi ngờ
độ chân thực của những tấm ảnh được bí mật đưa ra khỏi đất nước, trong đó chụp
cảnh tra tấn tù nhân Syria. Ông gọi đó là những bức ảnh khủng khiếp và khó hình
dung là có thể ngụy tạo.
Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng Syria đang cần một nỗ lực ngoại
giao và quân sự quốc tế lớn nhằm vào mạng lưới khủng bố Al-Qaeda và chấm dứt
ván bài địa chính trị chết chóc, khi số người thiệt mạng tại đây không ngừng tăng
lên. Khi các cuộc thương thuyết Geneva đang tiếp tục, cuộc nội chiến tại Syria
đang biến hóa thành một cuộc chiến trong cuộc chiến : Một là cuộc chiến của
Tổng thống Syria Bashar al-Assad với phiến quân và một cuộc chiến giữa phiến
quân với nhau.
Tuy nhiên, đứng trước những bế tắc của Syria, cộng đồng quốc tế vẫn
đang còn nhóm họp để tìm giải pháp, nhưng cho đến nay, giải pháp hữu hiệu chưa
nhìn thấy mà bất đồng ngày một chồng chất.
Theo đề nghị của Saudi Arabia, Đại hội đồng LHQ dự kiến sẽ mở phiên họp
toàn thể vào ngày 20/02 tới để thảo luận về tình hình Syria, trong đó đặc biệt
chú trọng tới vấn đề trợ giúp nhân đạo tại quốc gia Trung Đông này.
Trong đó, cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria cũng đang trở thành nguyên
nhân của sự bất đồng mới tại Hội đồng Bảo an. Các nước phương Tây đã chuẩn bị
một dự thảo nghị quyết mang theo những đe dọa trừng phạt, trước hết đối với nhà
chức trách Syria, và đòi tạo khả năng vô điều kiện cho các tổ chức nhân đạo
tiếp cận thành phố Homs cũng như những địa điểm bị bao vây khác. Trong tình
hình này, Tổng thống Mỹ Obama đã lên tiếng nhắc lại về việc Mỹ có quyền sử dụng
vũ lực quân sự vì lợi ích an ninh quốc gia. Giờ đây, theo ông Obama : "những
đau khổ của nhân dân Syria đang mang lại mối đe dọa cho các đồng minh của Mỹ
như Lebanon và Jordan”.
Các nước phương Tây cũng biểu hiện mối quan ngại về sự chậm trễ trong
chương trình vận chuyển và hủy vũ khí hóa học của Syria. Tuy nhiên, các chuyên
gia của sứ mệnh chung giữa Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) và Liên Hợp Quốc
không ai vội vã quy kết trách nhiệm. Họ ghi nhận rằng, sự chậm trễ này có những
nguyên nhân khách quan. Hạn cuối cùng hủy vũ khí hóa học Syria theo kế hoạch là
ngày 30/06/2014. Vì vậy, còn sớm để nói về những thất bại lớn và nghiêm trọng
của chương trình.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét